- Đang giữ cương vị Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Công nghệ - Kinh tế Hà Nội,ệutrưởngbỏtrườngvềlàmvườsố liệu thống kê về atalanta gặp lazio TS Vũ Văn Thoại quyết định xin nghỉ đơn giản bởi áy náy với "sản phẩm" mà mình đào tạo ra và để dành thời gian theo đuổi niềm đam mê phát triển nông nghiệp.
Áy náy với "sản phẩm" mình đào tạo
Chia sẻ về quyết định từ bỏ vị trí nhiều người mơ ước ở một trường công lập thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, TS Thoại cho biết lý do lớn nhất có lẽ là việc bản thân cảm thấy áy náy với tư cách người thầy khi đào tạo ra những lứa học viên không ưng ý.
TS Vũ Văn Thoại lúc còn là Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Công nghệ - Kinh tế Hà Nội. |
Sau 2 năm giữ cương vị người đứng đầu, anh nhận ra rằng ngôi trường mình công tác cũng như các trường cao đẳng nghề khác đều đang chịu áp một chương trình khung quá nặng về các môn lý thuyết chung. Từ đó dẫn đến việc trường đào tạo nghề không được theo ý muốn và không sát với thực tiễn người sử dụng lao động cần.
“Các em học nghề cần những cái thực tiễn mà doanh nghiệp cần đó là những kỹ năng nghề nghiệp, khát vọng phấn đấu trong công việc. Tuy nhiên trong trường lại phải học những kiến thức khung bắt buộc xa rời thứ doanh nghiệp cần. Bản thân tôi lại không thể tự thay đổi điều đó và khi đào tạo ra những lứa học viên không ưng ý, với tư cách là người thầy, tôi cũng không thấy thoải mái”, TS Thoại nói.
Điều anh Thoại buồn nhất là không chỉ phải học những kiến thức lý thuyết suông nhiều mà hiện người học rất thiệt thòi khi mối liên hệ giữa các trường nghề và doanh nghiệp ở Việt Nam quá lỏng lẻo.
Anh Thoại chia sẻ: “Ở nước ngoài, mối quan hệ này rất tốt. Người học nghề chỉ học một vài buổi ở trường trong tuần, sau đó về doanh nghiệp làm việc thực tiễn, vừa học thêm những gì còn thiếu khi ở trường. Học viên vừa học vừa có lương, sau khi tốt nghiệp hầu hết các em có cơ hội được các doanh nghiệp nhận luôn bởi vừa có tay nghề vừa hiểu văn hóa công ty. Trong khi đó, ở ta, học nghề nhưng khung rất nặng, học lý thuyết nhiều và hầu hết học ở trường thì làm sao các em có tay nghề tốt được”.
Anh Thoại cho rằng, việc đào tạo không thực tế cũng là nguyên nhân khiến nước ta khó hội nhập và cũng không thu hút được người học nghề bởi học ra nhưng không phù hợp với doanh nghiệp.
Về phát triển nông nghiệp
Thực tế bản thân anh Thoại không quá khó khăn trước quyết định từ bỏ ghế Hiệu trưởng. Bởi đây cũng là cơ hội để anh có thêm nhiều thời gian hiện thực hóa giấc mơ tạo ra một nền nông nghiệp có giá trị cao cho Việt Nam với niềm đam mê cây đàn hương.
TS Vũ Văn Thoại trao đổi với các chuyên gia bên vườn ươm đàn hương của mình. |
Anh Thoại biết đến rồi “mê” và dành thời gian nghiên cứu giống cây xuất xứ từ Ấn Độ này đã khoảng 10 năm từ một lần sang nước bạn và thấy nó mang lại giá trị kinh tế cao. Đây là loài cây được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành như công nghiệp mỹ phẩm cao cấp, nước hoa, dược liệu, mỹ nghệ… và có tinh dầu đa năng được ví như “giọt vàng” với giá khoảng 4.500 USD/kg. Tuy nhiên, ở Việt Nam loại cây này còn khá mới.
“Nếu trồng được ở Việt Nam, chắc chắn nó sẽ là cây có giá trị cao nhất trong các cây lâm nghiệp của nước nhà và có thể thay đổi diện mạo của nền nông nghiệp nước nhà trong việc tạo ra những cây trồng có giá trị kinh tế cao”, TS Thoại nói.
Tuy nhiên, giống cây này rất khó nhân giống và hạt để nhân giống phải lấy từ cây mẹ sạch bệnh từ 10 năm tuổi trở lên. Song càng già, cây càng cho ít hạt. Đặc biệt, hạt của nó chỉ nảy mầm trong vòng 4 tháng. Vỏ dày nhưng phía bên trong hạt lượng tinh dầu rất lớn nên tỉ lệ nảy mầm rất thấp.
Vì vây, để theo đuổi đam mê, anh Thoại mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu.
Anh đã có hàng chục chuyến đi thực địa rong ruổi tại các khu rừng, các Viện nghiên cứu, và các trang trại tại Ấn Độ,
Thậm chí, ngay cả những năm lãnh đạo trường nghề, năm nào anh Thoại cũng dành thời gian sang Ấn Độ để học hỏi quy trình tạo giống, chăm sóc,… giống cây này.
“Tôi dành hầu hết tiền lương hàng tháng đi đến nhiều vùng đất khác nhau để nghiên cứu mẫu đất trồng khảo nghiệm. Đến nay đã quy hoạch ra được một số vùng có thể phát triển được cây đàn hương. Đàn hương không chịu được ngập úng hay thoát nước kém, cũng không thích hợp để trồng ở ven biển, nơi thường xuyên có bão lớn hay ở những vùng quá lạnh. Vì thế, Đông Bắc Bộ và Tây Nguyên là 2 vùng trồng tốt nhất”, anh Thoại cho biết.
Anh Thoại đang gieo hạt cây đàn hương. |
Hiện, anh cùng nhóm đồng nghiệp của mình trồng khảo nghiệm cây đàn hương tại khoảng 40 tỉnh/thành trên cả nước và cho tín hiệu rất tích cực về một hướng thoát nghèo cho các hộ nông dân.
Anh Thoại chia sẻ hiện anh đang làm đất trên diện tích 10 hecta ở huyện Tân Sơn, Phú Thọ để làm vườn mẫu cho bà con tham khảo.
Những nỗ lực của anh cũng được đền đáp khi nhận được tin vui là bản hợp đồng từ một doanh nghiệp đối tác Ấn Độ bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra của cây đàn hương.
Chào anh ra về, tôi hỏi có bao giờ anh nuối tiếc với chức vụ mình đã có để về “làm vườn” như hiện nay, anh cười đáp: “Được theo đuổi niềm đam mê, bản thân tôi không hề tiếc nuối về chức vụ từng có. Tôi chỉ tiếc cho công tác đào tạo nghề vẫn bỏ ngỏ việc gắn liền giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tôi nghĩ việc xây dựng chương trình khung không gì tốt hơn là phải từ doanh nghiệp. Có như vậy mới đào tạo sát với thực tiễn”.
Vị cựu hiệu trưởng cũng chia sẻ nếu thành công trong thời gian tới, anh sẽ quay trở lại với hướng đào tạo nghề và định hướng cho người học trên phương diện doanh nghiệp.
Thanh Hùng
顶: 53693踩: 9
评论专区