Cô bé Tiểu Hồng năm nay 7 tuổi ở Trung Quốc. Từ lớp 1 bố mẹ đã để Tiểu Hồng tự đi học. Trong khoảng thời gian đó,àihọcchophụhuynhsaucâuchuyệncôbétuổibịbóngđenđbd tl truc tiep cô bé luôn nói với bố mẹ có một bóng đen đi theo. Tuy nhiên, mẹ Tiểu Hồng vốn không phải là người mê tín. Bà cho rằng con gái xem phim hoạt hình nên sinh ra ảo giác và rồi cho qua chuyện.
Trong một đêm, Tiểu Hồng vừa ngủ đã giật mình thức dậy, chạy vào phòng mẹ vừa khóc vừa nói có một bóng đen đang mỉm cười khiến em sợ hãi không ngủ được. Lúc này, bà mẹ sốt ruột chỉ biết trấn an con bằng câu mắng: "Mau ngủ đi, đã gần mười giờ rồi, ngày mai còn phải đi học".
Tuy nhiên, Tiểu Hồng vẫn sợ hãi, không dám về phòng. Bố Tiểu Hồng đã gọi con gái lại và hỏi: "Bóng đen gì vậy con? Hãy kể với bố. Hôm nay con ngủ lại đây với bố mẹ".
Sau khi bình tĩnh, cô bé đã kể lại câu chuyện với bố mẹ: "Con luôn có cảm giác có bóng đen đi theo con ban ngày, còn ban đêm con luôn mơ về bóng đen đó".
Nghe xong câu chuyện, bố Tiểu Hồng nghĩ thầm: "Những gì Tiểu Hồng nhìn thấy vào ban đêm có thể là ảo giác, nhưng nhìn thấy vào ban ngày thì nhất định phải có lý do". Hôm sau, ông bắt đầu bí mật theo dõi con gái trên quãng đường đi học. Người bố phát hiện, hóa ra có một người đàn ông mặc đồ đen khoảng 50 tuổi đang bám theo Tiểu Hồng. Lúc này, ông đã gọi điện báo công an, và phát hiện ra bóng đen kia là người đã từng có tiền án.
Câu chuyện này, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh về việc lắng nghe con trẻ. Trẻ em vốn ngây thơ, cũng chưa biết cách tự vệ. Nên nếu gặp chuyện, bố mẹ hãy ngồi lại nói chuyện với con để tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết sự việc sớm nhất.
Đồng thời, để bảo vệ con bố mẹ nên làm những việc sau:
Nói chuyện nhiều với con: Nhiều bậc phụ huynh thường mắc sai lầm cho rằng, trẻ con chỉ là trẻ con, nói gì cũng không hiểu. Đây là suy nghĩ sai lầm của nhiều bậc phụ huynh, cho nên đã có những câu chuyện không được giải quyết. Việc bố mẹ thường xuyên nói chuyện với con cái, sẽ kịp thời thấu hiểu tâm tư của con cái. Đồng thời, đây cũng là cách để bố mẹ có thể tăng cường mối quan hệ với con cái.
Lắng nghe con: Để thấu hiểu được tâm hồn trẻ thơ, bố mẹ cần dành thời gian cho trẻ, kiên nhẫn lắng nghe con nói. Thậm chí, cũng nhờ việc kiên nhẫn của bố mẹ mà có thể cứu được trẻ em trong những trường hợp khẩn cấp.
Từ chối thức ăn và yêu cầu từ người lạ:Cho dù ở đâu, trẻ em cũng không được nhận đồ ăn, đồ uống từ người lạ. Việc từ chối yêu cầu từ người lạ, sẽ giúp cho trẻ em tránh được nguy hiểm khi không có người thân bên cạnh.
Không tiết lộ thông tin, nếu bố mẹ không cho phép:Trong trường hợp trẻ ở nhà một mình, bố mẹ nên dạy con cách đề phòng không mở cửa, nói chuyện với người lạ. Thậm chí, đối với các cuộc điện thoại đến từ người lạ, bố mẹ nên dạy con cách trả lời như: “Bố mẹ con đang bận, cô/chú có nhắn gì không ạ?’’ hoặc không nghe máy từ người lạ.
Khi gặp nguy hiểm, bố mẹ dạy con cách tìm sự giúp đỡ: Nếu trường hợp khẩn cấp, không thể nhận được sự giúp đỡ của người ngoài, bố mẹ nên dạy con cách gây chú ý như: Đập vỡ điện thoại di động của người qua đường, hoặc ra dấu hiệu, cử chỉ,... Còn nếu trẻ em đang trong tòa nhà, bố mẹ nên dạy con tìm cách rung chuông báo cháy, hoặc tìm sự giúp đỡ của những người xung quanh,...
An Dương(Theo Sohu)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)