Thương mại điện tử (TMĐT) nói riêng và bán lẻ nói chung là một trong những động lực tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Từ năm 2023 – 2028,ườiViệtkhôngngạichihàngchụctriệuđồngmuasắmTMĐkqbd vdqg na uy GDP Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng ở mức 6,7%, trong khi bán lẻ dự kiến tăng trưởng ở mức 12,1% và TMĐT ở mức 25% (chỉ tính các sàn lớn, chưa bao gồm các trang bán dịch vụ khách sạn, du lịch).
Chia sẻ tại Hội thảo“Digital Trust và Phát triển TMĐT xuyên biên giới”trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam – châu Á năm 2024 chiều 29/5, ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc bộ phận Phân tích thị trường YouNet ECI, đã phác họa chân dung và xu hướng mua sắm của thế hệ tiêu dùng tương lai cũng như các động lực tăng trưởng chính của TMĐT trong 5 năm tới.
Người tiêu dùng “chốt đơn” hàng ngày
Theo phân tích của YouNet ECI, một điều khá thú vị là người tiêu dùng không chỉ canh mua hàng vào những ngày “mega sale” mà còn “chốt đơn” mỗi ngày. Hai yếu tố chính giúp thay đổi thói quen và hành vi mua sắm là giá cả và tiện lợi.
Theo dữ liệu từ Buzzmetrics, giai đoạn 2022 – 2023, tần suất truy cập sàn TMĐT mỗi ngày của người dùng tăng gấp ba lần. Số lượng đơn hàng cũng tăng mạnh, từ 10-20 đơn hàng/tháng vào năm 2022 lên 20-30 đơn hàng/tháng năm 2023. Hơn nữa, giá trị đơn hàng cũng tăng 10,5%. Từ thói quen và hành vi có thể thấy doanh thu của TMĐT đến từ những thời điểm không có chương trình khuyến mãi.
Ngoài ra, theo báo cáo của của Meta và Bain & Company, cứ 3/4 người tiêu dùng mua sắm TMĐT là Gen Z. Là lực lượng lao động chính của Việt Nam trong 5 năm tới (31%) với thu nhập từ 200 triệu đến 600 triệu đồng, Gen Z chính là thế hệ người tiêu dùng trọng tâm mà các doanh nghiệp nên hướng tới.
Không ngại mua sắm giá trị cao trên sàn
Theo ông Nguyễn Phương Lâm, nếu thời gian đầu của TMĐT, chị em phụ nữ là “thế lực” thống trị, kéo theo hai mặt hàng chủ lực là thời trang và sắc đẹp, hiện nay, nam giới cũng đang thể hiện sức mạnh chi tiêu của mình. Các nhóm ngành hàng mà đàn ông mua nhiều trên các sàn TMĐT bao gồm công nghệ, điện gia dụng tăng trưởng hơn 100% trong 6 tháng cuối năm 2023 so với đầu năm và nằm trong top 5 ngành hàng lớn nhất.
Có thể thấy, giới tính, độ tuổi mua sắm TMĐT đang chuyển dịch mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nhóm mặt hàng thiết yếu – thông thường được mua các kênh offline – nay cũng tăng trưởng mạnh trên kênh online. Sự đa dạng thói quen, hành vi, đối tượng mua hàng là một động lực không nhỏ thúc đẩy TMĐT phát triển.
Đại diện YouNet ECI chỉ ra, trong 5 năm tới, động lực tăng trưởng của TMĐT tiếp tục được giữ vững bằng hai yếu tố: Mua sắm mặt hàng giá trị cao kết hợp với shoppertainment (giải trí kết hợp mua sắm). Điện thoại và máy hút bụi là hai minh chứng rõ ràng cho yếu tố thứ nhất.
Cụ thể, Quý 4/2022, giá bán trung bình điện thoại trên một cửa hàng chính hãng trên sàn TMĐT là 7,5 triệu đồng nhưng 12 tháng sau đã tăng gấp đôi lên 15 triệu đồng. Tháng 10/2023, khi Apple mở bán iPhone 15 trên sàn TMĐT, trong 12 tuần liên tục, iPhone 15 Pro Max là sản phẩm bán chạy nhất. Trong khi đó, mặt hàng máy hút bụi hay robot hút bụi cũng có giá khởi điểm từ 4 triệu đồng đến hơn chục triệu đồng.
Có thể thấy, TMĐT không chỉ dành cho những mặt hàng giá 1-2 triệu đồng trở xuống. Chìa khóa giúp doanh nghiệp gỡ bài toán để thuyết phục mọi người chi hàng chục triệu đồng trên TMĐT đến từ chính sách bảo hành, hậu mãi. Dù mua online hay offline, các dịch vụ đều có chất lượng cân xứng. Nếu các nhà sản xuất đặt các sản phẩm cao cấp trên sàn TMĐT, xem đây là kênh chiến lược để tiếp cận người mua, giá trị các sản phẩm sẽ không chỉ là 2 triệu đồng.
Xu hướng còn lại, shoppertainment, cũng rất đáng chú ý. Chẳng hạn, trong tháng 12/2023, một doanh nghiệp xe máy điện đã kết hợp với một KOL để bán hàng trên TikTok Shop và mang về doanh thu ca hơn hẳn so với các sàn khác. Nó thể hiện người tiêu dùng sẵn sàng đón nhận xu hướng sản phẩm mới, không chỉ xem livestream để mua mặt hàng thời trang mà cả các món hàng giá trị cao hơn.
(责任编辑:Cúp C1)