Hơn 2 năm trước,ầmthiệpcướichịdâuđưatôiuấtnghẹnthươnganhtraivôcùtỷ số bóng đá đêm hôm chị dâu khóc đến ngất xỉu trong đám tang của chồng và thề rằng sẽ không bao giờ kết hôn nữa. Nhưng giờ đây, trên tay tôi là tấm thiệp mời đám cưới của chị. Nghĩ đến người anh trai đã khuất của mình, tôi chua xót vô cùng.
Năm ấy, vào một ngày u ám và ảm đạm, chị dâu ngồi xe lăn trong đám tang của anh trai tôi. Tôi đứng bên cạnh bế đứa cháu gái tròn 2 tuổi. Anh tôi qua đời ở tuổi 35 vì gặp tai nạn trên đường chở chị đi chơi nhà bạn. Anh bị thương nặng không qua khỏi, còn chị may mắn giữ được tính mạng, bị trầy xước nhiều và gãy chân trái.
Ra đi khi còn quá trẻ, anh tôi để lại sự nghiệp dang dở, cha mẹ già, vợ trẻ và con thơ. Chị dâu tôi - người phụ nữ mạnh mẽ thường ngày, lúc đó như bị đánh gục. Chị khóc đến nỗi ngất xỉu trong vòng tay của người thân.
Phút trước đó, giọng chị lạc đi giữa những tiếng nấc: "Em sẽ không bao giờ kết hôn nữa, anh là tình yêu duy nhất trong đời em". Tôi nhớ rõ như in lời thề ấy trước di ảnh của anh.
Tôi luôn nghĩ, liệu chị có thể vượt qua nỗi đau này mà sống tiếp? Nhưng dường như tôi đã lo nghĩ quá nhiều rồi.
Được vài tháng đầu, chị thương xót anh đến gầy cả người. Một mình chị vừa đi làm công nhân may và vừa chăm cháu. Lần nào gọi điện thoại cho tôi, chị cũng khóc, kể lại kỷ niệm cùng anh khiến tôi thương xót vô cùng.
Thương chị, thương cháu, tôi vẫn hay mua quà bánh, quần áo và cho cháu tiền. Bố mẹ tôi cũng vậy. Biết con dâu một mình nuôi con vất vả, tốn kém nên ông bà sống tiết kiệm, lâu lâu gửi cho chị ít tiền.
Có lần chị bị sốt xuất huyết phải đi viện, tôi cũng là người ở bên chăm sóc. Khi thanh toán viện phí, dù chị đã có bảo hiểm y tế nhưng phần còn lại cũng là do tôi lo.
Vậy mà, vừa qua giỗ đầu anh tôi, chị như trở thành con người khác. Chị tăng cân và có phần vui tươi hơn trước. Chị còn khoe đến phòng tập thể dục, lấy lại vóc dáng. Chị cũng ăn diện hơn trước rất nhiều. Chị mua nhiều quần áo, váy vóc, mua cả điện thoại đắt tiền.
Tôi cũng thấy chị chia sẻ thường xuyên hơn những bức ảnh đi ăn nhà hàng này nhà hàng khác, đi chơi chỗ này chỗ khác. Khi tôi hỏi, chị chỉ nói qua loa rằng muốn đưa con đi chơi cho khuây khỏa.
Sau 1 năm, chị tiết lộ với tôi tin động trời. Chị hẹn gặp tôi ở quán cà phê và đưa tôi tấm thiệp mời đám cưới. Tôi cầm tấm thiệp, ngắm nhìn tên cô dâu và không khỏi ngỡ ngàng khi đó là tên của chị. "Mời em đến đám cưới chung vui của chị", chị nói.
Tôi tức giận. Cảm giác như bị phản bội, vì từ trước đến giờ, tôi luôn coi chị dâu là một người phụ nữ hiền lành, nghị lực và đáng tôn trọng.
Không kìm được cảm xúc, tôi hét lên. "Sao lại như thế này? Không được. Tại sao chưa hết tang anh, chị đã vội đến với người khác. Còn bố mẹ tôi thì sao? Chị muốn bỏ chạy, đùn đẩy việc chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ chồng cho tôi à?".
Thấy tôi như vậy, chị cũng chẳng vừa mà đáp lại: "Tôi chỉ có trách nhiệm với bố mẹ cô. Chỉ có bố mẹ mới có quyền phán trách tôi. Cô đồng ý hay không cũng kệ cô. Cô có chắc nếu trong hoàn cảnh như tôi, cô sẽ ở vậy cả đời mà hương khói cho chồng không? Đời người dài lắm, cô không biết trước được điều gì sẽ xảy ra đâu. Tốt nhất cô đừng bắt người ta phải làm việc mà mình không làm được".
Chị đúng là đã thay đổi. Lời nói chua ngoa hơn, chị nói cứ như tôi chưa từng là người thân của chị vậy. Tôi tức quá gọi điện nói cho mẹ biết. Nhưng phản ứng của mẹ khiến tôi giật mình. Mẹ nói chị đã kể với mẹ mọi chuyện rồi. Người yêu mới của chị là quản lý nơi chị làm, anh hơn chị 10 tuổi, đã ly hôn.
Tôi ngồi phịch xuống ghế, nhìn chị bằng ánh mắt căm giận. Tôi uất nghẹn thay cho anh trai và bố mẹ. Hóa ra những thay đổi của chị là vì tình yêu mới, vậy mà tôi khờ dại không nhận ra.
Rồi chị bỏ đi mà chẳng nói lời nào. Nhưng quả thực, nếu chị có giải thích hay gì đi nữa tôi cũng không chấp nhận.
Mẹ tôi gọi điện lại nói bố mẹ không muốn làm to chuyện. Hoàn cảnh đã vậy, để chị tuỳ ý, chỉ lo cho đứa cháu nhỏ.
Còn tôi, tôi thấy khó chịu vô cùng. Rõ ràng là chị dâu tôi đã sai cơ mà. Nghĩ đến cảnh bố mẹ ôm ban thờ con trai, có con dâu mà như không, còn cháu tôi phải nhận người khác làm bố, nhìn sắc mặt người ngoài mà sống, tôi lại trào nước mắt.
Độc giả giấu tên