Ths.BS Lã Thanh Hà,ữsinhtuổimọcmụnmảngdàynhưcơmcháysaulăsoi kèo 88 Trưởng khoa Da liễu, BV Tuệ Tĩnh cho biết, thời gian gần đây khoa tiếp nhận liên tiếp các ca biến chứng sau lăn kim. Trung bình mỗi ngày có 5- 6 ca biến chứng sau lăn kim tại các cơ sở làm đẹp bên ngoài đến viện khám. Các biến chứng sau lăn kim cũng rất đa dạng, người thì bị da tăng sắc tố sau viêm, bùng phát trứng cá hoặc tổn thương mụn, viêm da mụn mủ, da mặt bị lột tổn thương trầm trọng…
Như trường hợp bệnh nhân P.T.T (40 tuổi, tại Hà Nội) vào viện trong tình trạng lớp da ngoài cùng gần như bị lột toàn bộ sau lăn kim và bôi thuốc không rỗ nguồn gốc.
Bệnh nhân chia sẻ, khi đến spa làm đẹp, chị được nhân viên ở đây tư vấn phương pháp lăn kim để trẻ hóa làn da. Sau lăn kim, chị được nhân viên đưa một loại thuốc bôi phục hồi da. Tuy nhiên chỉ sau vài ngày, da của chị thâm đen, loang lổ nên đã phải vào viện khám.
Ths.BS Hà cho biết, tại thời điểm khám, bệnh nhân bị tổn thương da rất nặng do mất toàn bộ lớp da ngoài sau lăn kim và bôi thuốc không rõ nguồn gốc.
Nhiều khả năng loại thuốc bôi này có nồng độ axit cao, có tác dụng lột tẩy mạnh, thời gian đầu bôi sẽ tẩy lớp da ngoài khiến mọi người thấy da đẹp lên trông thấy. Nhưng sau đó, da bị bào mòn dần suy yếu, gây đen sạm, viêm, mụn…
“Với bệnh nhân T., việc điều trị sẽ phải kéo dài, da khó phục hồi. Các bác sĩ sẽ phải tiến hành cấp ẩm phục hồi cho da tổn thương, tiêm lớp trung bì, giải quyết tình trạng teo da giãn mạch, khô da, rối loạn sắc tố da, tăng sắc tố sau viêm…”, Ths.BS Hà cho biết.
Ths.BS Hà khuyến cáo chị em dù muốn làm đẹp cũng đừng tùy tiện lăn kim tại các cơ sở điều trị không có chứng nhận chuyên môn. Bởi lăn kim không hề đơn giản như nhiều người nghĩ, nó là một phương pháp làm đẹp có xâm lấn vì thế việc thực hiện cần đúng chỉ định, đúng kĩ thuật.
Các biến chứng gặp phải sau lăn kim như tổn thương, lột da, mảng dày chứng cá nếu không được giải quyết kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề, thậm chí kéo dài suốt cuộc đời của người bệnh như để lại sẹo lõm, sẹo rỗ nhằng nhịt trên mặt do bội nhiễm tụ cầu tụ cầu, viêm da hốc mủ…
“Nếu thực hiện đúng chỉ định da sẽ đẹp, khỏe hơn. Nhưng nếu tùy tiện dùng không có chỉ định, không đúng kĩ thuật có thể gây tổn thương da. Rồi người thực hiện thủ thuật này phải hiểu rõ da của bệnh nhân như thế nào để điều chỉnh mũi kim cho phù hợp, không phải trường hợp nào cũng lăn kim giống nhau”, Ths.BS Hà nói.
Ths.BS Hà cho biết thêm, thực chất của việc lăn kim là việc tạo vi tổn thương giả nhỏ xíu để da thẩm thấu dưỡng chất tốt hơn, kích thích tăng sinh collagen tốt cho da. Phương pháp này cần được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu và phải là bác sĩ được đào tạo bài bản, có tay nghề thực hiện để tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra, đặc biệt là giảm nguy cơ nhiễm trùng.