Biện pháp mới được ban hành Bộ Giáo dục Trung Quốc vừa ban hành Biện pháp xử phạt hành chính đối với các hoạt động đào tạo ngoài trường học(sau đây được gọi là biện pháp),ốclàmgìđểxóasổngànhcôngnghiệptỷđôdạythêmhọcthêkqbd mêxico có hiệu lực từ ngày 15/10/2023. Văn bản này là bước cụ thể hóa các quy định của ngành giáo dục trong việc quản lý hoạt động dạy thêm học thêm. Bộ Giáo dục nước này cho biết, biện pháp mới sẽ hạn chế các hành vi vi phạm dạy thêm ngoài trường học. Văn bản nêu rõ, những giáo viên đang làm việc tại các trường tiểu học, THCS và THPT tự ý dạy thêm có thu phí sẽ bị xử phạt nặng. Tại Điều 17, 18 trong biện pháp nêu rõ, việc xử phạt hành chính hoạt động dạy thêm ngoài trường của cá nhân hoặc tổ chức thực hiện đối với trẻ mẫu giáo trên 3 tuổi và học sinh các cấp như sau: Cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu các khoản thu nhập trái pháp luật, thu hồi giấy phép và hạn chế hành nghề, mức phạt lên đến 100.000 NDT (336 triệu đồng). Đối với hành vi dạy thêm ngoài trường tái diễn trong vòng 2 năm sau khi vi phạm trước đó hoặc giáo viên các cấp tự ý dạy thêm sẽ bị xử phạt nặng hơn. Kể cả, các cơ sở dạy thêm ngoài trường tổ chức những cuộc thi chưa được cấp phép cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS và THPT cũng bị xử phạt hành chính. Hàng loạt vụ dạy thêm 'chui' bị phanh phui Sau khi chính sách ‘giảm kép' được ban hành cuối năm 2021, nhiều doanh nghiệp giáo dục tư nhân ở Trung Quốc buộc phải đóng cửa, song các lớp dạy thêm 'chui' lại mọc lên như nấm. Vấn đề dạy thêm sau giờ học không có giấy phép tiếp diễn ở nhiều mức độ khác nhau. Ông Hùng Bính Kỳ - Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21, nhận định: "Nhu cầu dạy thêm còn tiếp diễn vì nhiều trường vẫn xét tuyển dựa vào điểm thi. Áp lực điểm số cũng là nguyên nhân khiến các lớp dạy thêm ‘chui' nở rộ”. Trước thực trạng trên, phát ngôn viên của Bộ Giáo dục Trung Quốc khẳng định sẽ cải thiện hệ thống pháp luật về dạy thêm ngoài trường để đảm bảo chính sách tiếp tục có hiệu lực. Đồng thời, Bộ cũng đã thành lập nhóm công tác đặc biệt để tiến hành nghiên cứu thực địa ở nhiều nơi và lấy ý kiến công khai của người dân. Thậm chí, để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách 'giảm kép', Bộ Giáo dục nước này kiên quyết xử lý mạnh tay với các giáo viên và cơ sở tư nhân cố tình dạy thêm ‘chui'. Cụ thể, đầu tháng 8, tập đoàn giáo dục Tân Phương Đông (New Oriental Education) do ông Du Mẫn Hồng sáng lập đã vướng cáo buộc vi phạm chính sách 'giảm kép'. Ngay sau khi nhận được thông tin, cơ quan giáo dục TP Hàng Châu (Trung Quốc) lập tức mở cuộc điều tra. Đến nay, mọi hoạt động liên quan đến giáo dục tại tất cả các chi nhánh của tập đoàn này đều bị đình chỉ. Cũng trong tháng 8, phòng giáo dục TP Ngạc Châu (Hồ Bắc, Trung Quốc) công khai danh tính 6 giáo viên của các Trường Tiểu học và THCS cố tình dạy thêm 'chui' kỳ hè vừa qua. Đại diện phòng giáo dục địa phương cho biết, 6 giáo viên này dạy môn Toán, tiếng Anh, Vật lý và tiếng Trung đang công tác lần lượt ở các trường: THCS số 5 Ngạc Châu (thầy Đặng, cô Hứa, cô Yến), Tiểu học Thái Viên quận Ngạc Thành (cô Trương), Tiểu học Đồ Trấn quận Lương Tử Hồ (cô Dương) và THCS số 2 Ngạc Châu (cô Lý). Theo đó, quyết định kỷ luật của Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa ra đối với 4 giáo viên này là "hạ từ 1-2 cấp bậc nghề nghiệp, trừ điểm thành tích và khấu trừ tiền lương cơ bản". Ngoài ra, số tiền các giáo viên kiếm được từ việc dạy thêm cũng bị thu hồi. Riêng đối với trường hợp của thầy Đặng - người đứng đầu tổ chức lớp học thêm sẽ phải chấm dứt hợp đồng lao động với Trường THCS số 5 Ngạc Châu. Còn cô Trương sẽ bị cách chức phó hiệu trưởng. Cả 6 giáo viên này, thời gian tới không được tham gia kỳ đánh giá đạo đức giáo viên. Phần lớn mọi người đều đánh giá, quyết định kỷ luật 6 giáo viên vi phạm chính sách ‘giảm kép’ của Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa ra chưa xứng đáng. Họ cho rằng, Bộ nên đuổi các giáo viên cố tình dạy thêm 'chui' ra khỏi ngành. Mở đầu việc thực hiện Biện pháp xử phạt hành chính đối với các hoạt động đào tạo ngoài nhà trường của Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành, ngày 23/10 phòng giáo dục huyện Hoạt (Hà Nam, Trung Quốc) công khai mức xử phạt đối với trung tâm dạy thêm tiếng Anh Viên Mộng do ông Lôi quản lý. Nhiều người đánh giá đây là mức phạt nặng nề dành cho trung tâm có hoạt động dạy thêm 'chui': “Đình chỉ hoạt động giảng dạy vĩnh viễn, hoàn trả toàn bộ học phí cho phụ huynh, nộp phạt 230.000 NDT (722 triệu đồng)”. Hiện tại, trung tâm Viên Mộng có 68 học sinh đang theo học. Trong đó, 30 em đã đóng học phí, còn lại chưa đóng. Do đó, trung tâm này phải hoàn trả học phí cho 30 em, tổng số tiền lên đến 79.000 NDT (265 triệu đồng). Nói về mức phạt dành cho trung tâm Viên Mộng, đại diện phòng giáo dục địa phương cho biết, đây là bài học làm gương cho các cá nhân và tổ chức cố tình dạy thêm ‘chui’ thời gian tới. Cách đây không lâu, Cục Quản lý và Giám sát Thị trường quận Tây Thành, Bắc Kinh đã xử phạt Công ty TNHH Công nghệ Giáo dục Vạn Hưng Phục 11,78 triệu NDT (39 tỷ đồng) và đình chỉ hoạt động vì không có giấy phép kinh doanh nhưng vẫn cố tình dạy thêm ‘chui’. Đây được coi là mức xử phạt nặng nề nhất trong lịch sử ngành giáo Trung Quốc từ trước đến nay. 'Chữa bệnh' dạy thêm không dễ Nguyên nhân sâu xa các lớp dạy thêm ngày càng nở rộ do sự mất cân đối về nguồn lực giáo dục. Ở một số trường, do thiếu nguồn lực giáo viên nên chất lượng giảng dạy không đồng đều. Do đó, nhiều học sinh chấp nhận đi học thêm ngoài giờ. Lợi dụng điều này, các cá nhân và tổ chức mở rộng lớp dạy thêm. Việc các lớp dạy thêm được mở ra nhiều đã phản ánh những bất cập của nền giáo dục Trung Quốc hiện nay. Ngoài ra, các lớp dạy thêm được mở nhiều cũng do quan niệm giáo dục. Nhiều phụ huynh và học sinh cho rằng điểm số chỉ được cải thiện thông qua việc tham gia lớp học thêm. Các chuyên gia nhận định, quan niệm này chưa đúng. Học thêm có cải thiện điểm số, nhưng nó làm gia tăng áp lực và gánh nặng, thậm chí khiến học sinh mất hứng thú và động lực học. Xuất phát từ nguyên nhân trên, một số chuyên gia giáo dục ở Trung Quốc cho rằng cần phải có biện pháp xử lý vấn đề này: Đầu tiên, chính phủ cần tăng cường đầu tư và cải thiện chất lượng giáo dục, nhất là các vùng còn khó khăn. Bằng cách, tăng cường đầu tư tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục. Đồng thời cải thiện tiền lương cho giáo viên để học sinh có thể nhận được chất lượng giáo dục tốt và không phụ thuộc vào học thêm. Thứ hai, các trường cần tăng cường quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm mang đến cho học sinh trải nghiệm học tập phong phú và thú vị. Đồng thời, nhà trường cũng cần tăng cường giáo dục sức khỏe tâm thần cho học sinh, để trẻ hình thành quan niệm và thái độ học tập đúng đắn, tránh phụ thuộc học thêm. Thứ ba, phụ huynh và học sinh nên thiết lập các quan niệm học tập đúng đắn. Bản chất của học là nâng cao phẩm chất, năng lực của bản thân, không phải để phục vụ thi cử. Phụ huynh không nên mù quáng chạy theo xu hướng cho con đi học thêm. Đồng thời, học sinh cũng cần nhận thức rõ học tập không chỉ là ghi nhớ, mà đó là quá trình trau dồi khả năng tư duy, sáng tạo và nâng cao mọi mặt. Theo The Paper, Sohu 'Gia đình tôi gánh hậu quả nặng nề vì cho trẻ đi học thêm tối ngày'Cháu tôi học thêm triền miên với những buổi học kết thúc lúc 22h. Việc này gây tốn công sức, thời gian và tiền bạc của gia đình, cháu cũng đánh mất tuổi học trò, vậy nhưng kết quả lại không như ý nguyện. |