Năm 2020,ôngquakếhoạchpháttriểnkinhtếbdkq brazil Bình Dương sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp. Trong ảnh: Sản xuất hàng dệt may tại Công ty TNHH MTV May mặc Bình Dương
Bảo đảm tăng trưởng ổn định và bền vững
Một trong những nghị quyết quan trọng được thông qua tại kỳ họp là Nghị quyết về Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020. Mục tiêu tổng quát năm 2020 là bảo đảm tăng trưởng ổn định và bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ; chú trọng chất lượng tăng trưởng. Toàn tỉnh tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình trọng điểm, phát triển đô thị - dịch vụ và xây dựng thành phố thông minh. Cùng với đó là chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển văn hóa, con người; phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, trở thành nền tảng cho tăng trưởng kinh tế; sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách thủ tục hành chính; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội, thực hiện hiệu quả hoạt động đối ngoại.
Trong năm 2020, Bình Dương phấn đấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 8,6 - 8,8% so với năm 2019; tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp-thủy sản và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm trong cơ cấu kinh tế tương ứng đạt 66,6%- 23,1% - 2,5% - 7,8%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,55%. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 4%. Giá trị gia tăng ngành dịch vụ tăng 10,1%. GRDP bình quân đầu người khoảng 154,2 triệu đồng/năm.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 phấn đấu tăng 15%; kim ngạch nhập khẩu tăng 15,5% so với năm 2019. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 62.200 tỷ đồng. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương đạt 22.400 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 19,9%, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 15,8%. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 1,4 tỷ đô la Mỹ. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 15,5%.
Các chỉ tiêu về xã hội được kỳ họp thông qua là tạo việc làm cho 45.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của tỉnh <1%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90%. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia 74,4%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể cân nặng 7,7%. Bình quân trên 1 vạn dân có 7,5 bác sĩ và 21,3 giường bệnh; diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 30m2/ người; tỷ lệ xã, phường có thiết chế văn hóa đạt 60,4%...
HĐND tỉnh đã thống nhất với phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2020 theo báo cáo của UBND, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh; đồng thời nhấn mạnh một số giải pháp sau: Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tập trung triển khai thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 theo đúng chế độ, chính sách hiện hành; thực hiện cóhiệu quảkế hoạch đầu tư công năm 2020, tạo bước đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH 5 năm (2016-2020) đã đề ra; quan tâm thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp nhằm thu hút mọi nguồn lực cùng với ngân sách Nhà nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH theo nghị quyết và các chương trình của Tỉnh ủy; chú trọng các công trình trọng điểm, tạo sự kết nối và sức lan tỏa lớn...
Nghị quyết về biên chế cán bộ, công chức
Kỳ họp đã thông qua nghị quyết về việc phê duyệt biên chế công chức trong các cơ quan của HĐND, UBND tỉnh, các huyện, thị, thành phố; số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và hội có tính chất đặc thù tỉnh Bình Dương năm 2020. Theo đó, năm 2020, giao biên chế công chức và hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP trong các cơ quan của HĐND, UBND tỉnh, các huyện, thị, thành phố năm 2020, như sau: Biên chế công chức 1.731 biên chế; hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ- CP là 116 chỉ tiêu. Phê duyệt số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các hội có tính chất đặc thù của tỉnh năm 2020, như sau: Số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập là 26.150 chỉ tiêu, gồm 23.619 biên chế và 2.531 hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, trong đó sự nghiệp giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp năm học 2019-2020 là 21.638 chỉ tiêu, gồm 19.224 biên chế và 2.414 hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP. Sự nghiệp y tế 3.658 chỉ tiêu, gồm 3.605 biên chế và 53 hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP. Sự nghiệp văn hóa thông tin - thể dục thể thao 295 chỉ tiêu, gồm 287 biên chế và 8 hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/ NĐ-CP. Sự nghiệp khác 559 chỉ tiêu, gồm 503 biên chế và 56 hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.
Quan tâm các chế độ, chính sách
Tại kỳ họp đã thông qua nhiều nghị quyết về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp cơ sở. Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ và kinh phí hoạt động đối với đội dân phòng ở cấp xã trên địa bàn tỉnh quy định chính sách hỗ trợ và kinh phí hoạt động cụ thể như sau: Đội trưởng 1,00 x mức lương cơ sở/người/tháng; đội phó 0,85 x mức lương cơ sở/người/tháng; đội viên 0,75 x mức lương cơ sở/người/tháng. Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế trong thời gian tham gia đội dân phòng. Hỗ trợ ngày công lao động là 0,12 x mức lương cơ sở/người/đêm khi có lệnh triệu tập đột xuất của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn tham gia tuần tra canh gác; giữ gìn an ninh trật tự; phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ từ 21 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau, nhưng không quá 10 đêm/người/tháng. Hỗ trợ trang phục cá nhân gồm: 2 bộ quần áo (có bảng tên, phù hiệu), 1 mũ mềm, 1 đôi giày da cho 1 người/năm; 1 áo đi mưa, 1 võng, 1 dây thắt lưng cho 1 người/2 năm. Kinh phí hoạt động của đội dân phòng là 20 triệu đồng/đội/năm.
Nghị quyết quy định về số lượng, chức danh, một số chế độ, chính sách, mức hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khu phố; mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc ở ấp, khu phố; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh. Theo đó, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bố trí theo quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau: Cấp xã loại 1 tối đa 14 người; cấp xã loại 2 tối đa 12 người; cấp xã loại 3 tối đa 10 người. Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã gồm: Thư ký Đảng ủy, Phó Chủ tịch MTTQ, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên, Phó Chủ tịch Hội LHPN, Phó Chỉ huy trưởng Quân sự, Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ. Ngoài 7 chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã nêu trên, HĐND tỉnh giao UBND tỉnh quy định hướng dẫn về việc bố trí các chức danh khác và các chức danh kiêm nhiệm phù hợp với đặc thù ở từng địa phương, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao và không vượt quá số lượng tối đa quy định theo phân loại đơn vị hành chính.
Điều 2 của nghị quyết này quy định phụ cấp chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; ở ấp, khu phố. Cụ thể, phụ cấp chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là 1,14 x mức lương cơ sở/người/tháng; phụ cấp chức danh người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu phố là 1,0 x mức lương cơ sở/người/ tháng. Đối với ấp có từ 350 hộ gia đình trở lên hoặc ấp thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, mức phụ cấp như sau: Bí thư chi bộ là 1,70 x mức lương cơ sở/người/tháng; Trưởng ấp và Trưởng ban công tác Mặt trận ấp là 1,65 x mức lương cơ sở/ người/tháng.
Theo Nghị quyết về danh mục công trình, dự án thuộc diện thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh, số lượng công trình, dự án thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thực hiện mới trong năm 2020 là 81 công trình, dự án với tổng diện tích là 240,21 ha. Trong đó, công trình, dự án thực hiện theo hình thức thu hồi đất là 79 công trình, dự án với tổng diện tích là 239,88 ha; công trình, dự án thực hiện theo hình thức chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa là 2 công trình, dự án với tổng diện tích là 0,33 ha.