(BDO) Tại phiên chất vấn Sở Tài nguyên và Môi trường,ácđạibiểulàmnónghộitrườngbằngcáccâuchấtvấket quả bóng đá ý Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn - Tổ đại biểu TP.TDM đặt vấn đề, Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 19-6-2013 của Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Bình Dương thì trên địa bàn tỉnh Bình Dương được phê duyệt diện tích đất lúa 2 vụ là 3.000ha, nhưng thống kê thực tế năm 2010 chỉ còn 1.535ha. Trong thời gian qua, hàng ngàn héc ta đất lúa 2 vụ tiếp tục bị chuyển mục đích sử dụng chưa đúng với tinh thần Nghị quyết số 78/NQ-CP của Chính phủ và không thông qua HĐND tỉnh theo quy định của Luật Đất đai 2003?
Quang cảnh ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Bình Dương khóa VIII
Sẽ kiến nghị Chính phủ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất lúa phù hợp với thực tế
Ông Phạm Danh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đã trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn như sau: Theo thống kê thực tế năm 2010, diện tích đất lúa 2 vụ trên địa bàn tỉnh chỉ còn 1.535ha. Tuy nhiên, để đảm bảo chiến lược an ninh lương thực Quốc gia tại Công văn số 23/CP-KTN ngày 23-2-2012, Chính phủ đã phân bổ cho tỉnh Bình Dương diện tích đất lúa đến năm 2020 là 6.000ha, sau nhiều lần UBND tỉnh giải trình Chính phủ, tại Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 19-6-2013 về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Bình Dương, theo đó Chính phủ phê duyệt diện tích đất lúa bảo vệ đến năm 2020 tỉnh Bình Dương là 3.150ha (trong đó có 3.000ha đất lúa 2 vụ), đối với diện tích phê duyệt của Chính phủ vẫn còn chưa phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Bình Dương. Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ kiến nghị Chính phủ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trong đó điều chỉnh diện tích đất lúa cần bảo vệ đến năm 2020 cho phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Bình Dương.
Ông Phạm Danh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn
Về việc chuyển mục đích đất lúa theo phản ánh của đại biểu là do người dân tự ý chuyển đổi mà không đăng ký với cơ quan nhà nước.
Đối với việc chuyển mục đích đất lúa được thực hiện tại cơ quan nhà nước, UBND tỉnh luôn tuân thủ theo các thủ tục đất đai theo quy định, cụ thể: trước Luật đất đai năm 2013, đối với các dự án có sử dụng đất lúa điều phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ; sau khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực, các dự án sử dụng đất lúa dưới 10ha điều phải được thông qua HĐND tỉnh và trên 10ha phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, đối với việc cho phép chuyển mục đích đất lúa thực hiện tại cơ quan nhà nước tuyệt đối không làm ảnh hưởng tới diện tích 3.150ha đất lúa cần bảo vệ đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 19-6-2013.
Về việc việc tự ý chuyển đổi mục đích đất lúa là xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân và điều kiện của tỉnh Bình Dương nên công tác phát triển bảo vệ đất lúa trên địa bàn tỉnh Bình Dương gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể năng suất và hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Bình Dương thấp do điều kiện tự nhiên về đất đai (đất cát, bạc màu), địa hình (dốc, phân bổ phân tán) nên diện tích sản xuất lúa của tỉnh Bình Dương không phù hợp cho việc phát triển trên diện rộng để thực hiện chuyên canh, cơ giới hóa, thủy lợi hóa… Mặt khác, hầu hết diện tích đất lúa tập trung tại các vùng hạ lưu ven các nhánh sông chính, mùa mưa thì thường xuyên bị ngập nước do ảnh hưởng xả lũ từ các hồ chứa lớn trên thượng nguồn như: hồ Dầu Tiếng nên năng suất lúa thường bấp bênh và thấp (từ 2-2,7 tạ/ha). Do hiệu quả sản xuất kém, nên thời gian qua diện tích đất trồng lúa đã giảm rất nhanh do người dân tự chuyển đổi sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn (thủy sản, rau màu, cây ăn quả, cao su…); ở những vùng trũng không chuyển đổi được người dân bỏ ruộng hoang (do thu không đủ bù đắp lại chi phí bỏ ra).
Do sức hút lao động và làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có thu nhập ổn định, nên người dân không thật sự quan tâm tới sản xuất lúa. UBND tỉnh có nhiều giải pháp (như xây dựng quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đến năm 2020; xây dựng các chính sách khuyến nông khuyến lâm, hỗ trợ người nông dân bằng nhiều hình thức để đảm bảo diện tích sản xuất lúa), tuy nhiên những giải pháp trên vẫn chưa phát huy được hiệu quả do nguồn kinh phí hỗ trợ thấp và nhân lực sản xuất nông nghiệp thiếu nên chưa đảm bảo đời sống cho người dân trồng lúa. Nên người dân trồng lúa phải tự thay đổi sang các hình thức sản xuất khác có thể đảm bảo được đời sống.
Vì sao giải ngân cho vay Quỹ bảo vệ môi trường đạt kết quả thấp?
* Đối với Sở Xây dựng, các đại biểu chất vấn, chỉ đạo của UBND tỉnh đối với đề nghị xin gia hạn hoạt động của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng bằng công nghệ Hoffman. Giải pháp để các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng bằng công nghệ Hoffman chấp hành nghiêm quyết định của UBND tỉnh. Tình trạng khắc phục các điểm ngập nước cục bộ phát hiện trước đây vẫn còn chậm và chưa triệt để, có phải đây là một trong nhiều hệ lụy từ việc xây dựng tràn lan khi chưa có Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt Bình Dương. Qua một số vụ việc vi phạm về xây dựng trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua như: Dự án chợ, khu phố chợ Phú An (phường An Phú, thị xã Thuận An); vụ sập căn nhà 4 tầng đang trong giai đoạn hoàn thiện ở phường Phú Tân, TP.TDM Thủ Dầu Một tháng 10 vừa qua … cho thấy công tác quản lý xây dựng trên địa bàn tỉnh chưa được chặt chẽ.