Ngày 21/12,ệpcôngnghệsốViệtNamđangkhátvốgiải c2 châu âu Bộ TT&TT tổ chức hội thảo Phát triển kỳ lân công nghệ số Việt Nam nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp công nghệ số trong việc huy động vốn và phát triển sản phẩm, thị trường.
Bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT chia sẻ, thời gian qua đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm cả doanh nghiệp công nghệ số.
Đáng chú ý, trong Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua năm 2017, có 8 nhóm chính sách hỗ trợ chung và 3 nhóm chính sách trọng tâm cho các nhóm doanh nghiệp cụ thể. Các chính sách hỗ trợ chung rất đầy đủ, từ hỗ trợ pháp lý, mặt bằng sản xuất, cho đến tiếp cận thị trường, tín dụng thông qua bảo lãnh tín dụng của các địa phương hay Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về hỗ trợ tiếp cận tín dụng, bà Bùi Thu Thủy cho biết, với kênh hỗ trợ qua các tổ chức tín dụng, đến nay dư nợ tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm cả doanh nghiệp công nghệ số đạt 2.348.125 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
Với Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, 2 nhóm đối tượng hỗ trợ chính là startup và các doanh nghiệp tham gia liên kết ngành, chuỗi giá trị, đến nay chỉ cho vay được hơn 233 tỷ đồng. Tương tự, đối với Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, cả nước có 28 quỹ nhưng tổng số bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới đạt gần 200 tỷ đồng.
Trao đổi thêm về vấn đề khó tiếp cận hỗ trợ của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Phó Cục Phát triển doanh nghiệp cho biết: Chính sách của Quỹ cũng tương tự như Quỹ của các doanh nghiệp song do quy định tài chính nên sự hỗ trợ chính sách cho doanh nghiệp rất chậm.
“Đây cũng là lý do Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa mới giải ngân được 10% và cho startup còn ít hơn. Chúng tôi đã sửa Nghị định 80 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để trao quyền cho cơ quan hỗ trợ, hy vọng từ năm sau sẽ tháo gỡ được cho Quỹ, là nguồn hỗ trợ cho startup lĩnh vực công nghệ nhiều hơn”, vị Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp chia sẻ.
Bàn về hiện trạng huy động vốn của doanh nghiệp công nghệ số, bà Mai Thị Thanh Bình, chuyên gia nghiên cứu Ban CNTT, Viện Chiến lược TT&TT thuộc Bộ TT&TT cho hay, phần lớn các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí là siêu nhỏ. Đa phần trong giai đoạn khởi nghiệp, các sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp chưa đủ độ chín để phát triển và chiếm lĩnh thị trường 100 triệu dân.
Nhấn mạnh các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang rất khát vốn, bà Bình chỉ ra 3 điểm nghẽn trong huy động vốn, đó là rủi ro tín dụng cao, tài sản thế chấp vô hình và không chắc chắn về tương lai.
Điểm ra 6 kênh huy động vốn chính của các doanh nghiệp công nghệ số gồm tài trợ, trợ cấp của Chính phủ, vốn chủ sở hữu, vốn huy động từ cổ phiếu, vốn tín dụng, vốn huy động từ trái phiếu và vốn từ các quỹ đầu tư, nhà đầu tư, bà Bình nhận định doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận những kênh này.
Đại diện Cục Công nghiệp ICT cho hay, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cùng với hiện trạng chính sách của Việt Nam, có thể tập trung vào 2 yếu tố.
Đó là, cơ chế tài chính để phát huy tiềm năng của các kênh huy động nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp công nghệ số trong việc phát triển, hình thành kỳ lân, bao gồm cơ chế gọi vốn cộng đồng và quỹ đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ doanh nghiệp kỳ lân phát triển; Cơ chế thử nghiệm sản phẩm, mô hình kinh doanh mới để hỗ trợ cho startup.