Vừa qua,ườilớnlàmgìđểbảovệtrẻkhỏinguycơthiếuantoàkết quả đá banh việt nam dư luận xôn xao trước sự việc bé Hạo Nam (10 tuổi, Đồng Tháp) tử vong sau khi bất ngờ bị lọt xuống móng cọc bê tông rỗng đường kính 25 cm, đóng xuống đất sâu khoảng 35 mét.
Ngày 4/1, bé gái 3 tuổi bị rơi xuống cống thoát nước trước cửa nhà, tại khu vực ngã tư cầu Đồng (huyện Tân Yên, Bắc Giang) cũng khiến nhiều phụ huynh lo lắng.
Khi đó, nắp cống đang được thi công dang dở trên tỉnh lộ 298 nhưng không được che chắn. Thời điểm xảy sự việc, nước chảy xiết nên cháu bé bị cuốn trôi trong ống cống, độ sâu cống này khoảng 1-2 m.
Rất may, bố cháu và nhiều người dân đã vớt được bé kịp thời. Hiện, sức khỏe của cháu bé đã ổn định.
Trước đó, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cũng thông tin về việc bé trai V.T.K. 7 tuổi, bị kẹt tay vào máy trộn bê tông tại một công trình xây dựng.
Làm gì giúp con tránh xa nguy hiểm?
Sau sự việc bé 7 tuổi bị máy trộn bê tông làm dập nát cánh tay, bác sĩ Tiến cảnh báo, phụ huynh cần có ý thức giáo dục con trẻ nhận thức được nguy hiểm rình rập khi đến chơi ở các công trình xây dựng.
Theo cô Nguyễn Phương Ngân - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ngôi Sao Xanh (Hà Nội), ngay từ lứa tuổi mầm non trẻ đã được các thầy cô giáo dạy cho rất nhiều kỹ năng tự bảo vệ cũng như trải nghiệm thực tế.
"Chúng tôi xác định kỹ năng tự bảo vệ bản thân là vô cùng quan trọng nên học sinh được giáo viên hướng dẫn nhận diện những nguy cơ dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
Ví dụ như sang đường thì phải quan sát, không chơi ở lòng đường, hè phố... Ngoài việc hướng dẫn học sinh về lý thuyết, giáo viên còn cho học sinh thực hành ngay tại lớp học để từ nhỏ các con đã luyện cho mình ý thức tránh xa nguy hiểm.
Ngoài ra, giáo viên của nhà trường cũng thường xuyên được hướng dẫn, tập huấn về phương pháp giáo dục mới để biến những bài học lý thuyết thành hành động cụ thể, thiết thực chứ không chỉ dừng lại ở bài học trên giấy”, cô Ngân nói.
Cô Ngân cho rằng, việc trẻ cần được học các kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ chính mình không chỉ là trách nhiệm nghĩa vụ của thầy cô giáo ở trường mà cha mẹ cũng cần lưu tâm.
Lưu tâm đến con từng phút
Theo cô Ngân, tùy từng độ tuổi mà bố mẹ có cách giúp con nhận diện nguy hiểm cũng như phòng tránh khác nhau.
Ví như ở độ tuổi lên 3, bố mẹ có thể dạy con tránh xa bát canh đang nóng, bình nước đang sôi, cống thoát nước trước nhà.
Và quan trọng nhất là phải lưu tâm để ý đến con từng phút, không để con tự đối diện với những nguy hiểm rình rập xung quanh.
Với trẻ tiểu học, THCS thì công trình thi công là nơi khá hấp dẫn, thu hút trẻ tìm hiểu và khám phá. Đó là lý do nhiều trẻ bất chấp nguy hiểm vào các công trình đang thi công để chơi.
“Bố mẹ phải hướng dẫn con về những mối nguy hiểm có thể xảy ra trong khu vực xây dựng như: bị gạch, đá, sắt thép rơi hoặc chèn vào người, hoặc lọt xuống những hố đào sâu khi xây móng công trình, không chơi ở những nơi nhiều máy móc, nơi hẻo lánh ít người qua lại, hay ao hồ sông suối.
Nếu đi phải đi cùng người lớn và đặc biệt là phải tránh xa những vật dụng nguy hiểm như dao kéo, vật dụng sắc nhọn”, cô Ngân nói.
Theo bác sĩ Tiến, tất cả những điều này bố mẹ phải giúp con có ý thức nhận diện được rủi ro nguy hiểm và cần tránh xa chúng, để không còn những vụ việc đáng tiếc xảy ra.