Ngày 26/1,ơnsốtđấtchưatừngcógầnngườibịlạcsổđỏmấtđấxếp hạng bóng đá fifa trao đổi với PV VietNamNet, ông Đặng Văn Hoan, Chủ tịch UBND xã Cư Suê (huyện Cư M’gar), cho biết có gần 100 hộ dân trong xã bị mất đất thổ cư hoặc chưa đòi được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau khi bán đất.
Theo ông Hoan, sự việc xảy ra vào thời điểm cách đây 2-3 năm, đúng vào lúc xảy ra cơn sốt đất chưa từng có. Tuy nhiên đến nay việc mua bán vẫn chưa dứt điểm.
"Sự việc xảy ra chủ yếu ở buôn Sút M’Đưng, hiện tại chưa có người dân nào làm đơn kiến nghị, và đây là giao dịch dân sự nên phải kiện ra tòa", ông Hoan chia sẻ.
Bà H’Ngok Êban (Bí thư chi bộ buôn Sút M’Đưng) cũng cho biết từ 2019-2021, người dân trong buôn đã bán khoảng 10 hecta đất. Quá trình mua bán nhiều gia đình đã giao sổ đỏ cho người mua đất làm thủ tục tách thửa nhưng đến nay chưa đòi lại được sổ.
Thậm chí ngoài việc chưa đòi lại được sổ đỏ, nhiều người dân bán đất đã bị người mua lấy hết đất thổ cư "nhập" sang phần diện tích vừa chuyển nhượng.
“Người mua đã làm thủ tục, chuyển đất thổ cư qua phần đất họ mua. Trong buôn, hầu như hộ nào bán đất cũng bị mất sạch đất thổ cư. Chúng tôi đã nhiều lần nhắc nhở, tuyên truyền nhưng người dân chủ quan. Đến khi mọi chuyện vỡ lở thì đã muộn”, bà H’Ngok Êban thông tin thêm.
Điển hình là gia đình bà H’Nung Êban (ngụ buôn Sút M’Đưng, xã Cư Suê). Vào cuối năm 2021, bà ký hợp đồng bán một sào đất (1.000 m2) cho một người tại địa phương.
Bà H’Nung giao sổ đỏ cho người mua đi làm thủ tục tách thửa. Từ đó đến nay, bà H’Nung nhiều lần đòi lại sổ đỏ nhưng chưa được.
“Người mua cứ lấy lý do chưa tách thửa xong nên chưa trả, họ cũng chưa trả đủ tiền mua đất cho tôi” - bà H’Nung nói.
Còn gia đình bà H’thét Êban (cùng ngụ buôn Sút M’Đưng) cho biết gia nhà bà có 2,4 sào đất. Năm 2021, bà làm hợp đồng bán một sào đất với giá 800 triệu đồng và giao sổ đỏ cho người mua đi làm thủ tục tách thửa.
Từ đó đến nay, cũng với lý do chưa làm xong thủ tục, người mua chưa trả lại sổ đỏ cho gia đình bà. Thậm chí người mua còn chưa trả hết tiền, còn nợ lại gần 200 triệu đồng.
Ở một hoàn cảnh khác, gia đình ông Y Lhăm Niê (buôn Sút H’Luốt, xã Cư Suê) có 4 sào đất, trong đó có 400 m2 đất thổ cư. Năm 2020, ông bán một sào đất và thỏa thuận (bằng miệng) với người mua để lại cho mình 100 m2 đất thổ cư.
Mớ đây, ông Y Lhăm nhận lại sổ đỏ thì phát hiện toàn bộ đất thổ cư của gia đình ông đã chuyển sang phần đất của người mua.
“Tôi thắc mắc, người mua nói không xử lý được. Họ đưa cho tôi thêm 10 triệu đồng và bảo tôi tự đi xin chuyển đổi đất thổ cư” - ông Y Lhăm nói.
Những lãnh đạo xã, phường bị kỷ luật sau ‘cơn sốt đất’ ở TP. Buôn Ma Thuột"Cơn sốt đất" ở TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đi qua đã để lại nhiều hệ lụy, ngoài việc phá vỡ quy hoạch sử dụng đất, nhiều cán bộ đã mắc sai phạm nghiêm trọng. Trong năm 2022, 14 cán bộ cấp phường, xã tại TP. Buôn Ma Thuột bị xử lý kỷ luật.