- Để chữa đau chân,ótinmộtphụnữHàNộiuốnghàngchụckgthuốcgiảmđtin tuc bóng đá bà D. tự mua thuốc giảm đau về uống ròng rã hơn 20 năm với số lượng lên tới hàng chục kg.
Bà Bạch Thị Kim D. (55 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) bị ngã trẹo cổ chân từ 20 năm trước nhưng chủ quan, tự chữa tại nhà. Nhiều năm liền tình trạng không đỡ, mỗi bước đi là nỗi ám ảnh khi bà không thể đặt được cả bàn chân xuống đất vì đau.
Bệnh nhân sau đó đã đi khám nhiều nơi, chụp X-quang khớp cổ chân nhưng không tìm ra nguyên nhân. Do đó suốt hơn 20 năm qua, bà phải bó chặt bàn chân, dùng thuốc giảm đau chứa corticoid với tổng số lượng lên tới hàng chục kg.
Sau phẫu thuật, bà D. đã đi lại bình thường, đứng trụ được bằng chân trái |
Do sử dụng corticoid thời gian dài, mặt bà D. bị tích nước, xuất hiện tình trạng loãng xương, lưng và 2 khớp gối cũng bị ảnh hưởng.
Hai tháng trước, bệnh nhân đến Khoa chấn thương chỉnh hình, BV Đa khoa Đức Giang, Hà Nội khám. Kết quả chụp X-quang nhiều tư thế, nhiều trạng thái vận động, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị trật khớp tụ cốt và xương bàn 5 chân trái. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân đau đớn suốt 2 thập kỷ qua.
Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật lấy bỏ phần sụn khớp đã hỏng do bán trật lâu năm và hàn khớp tụ cốt. Kíp phẫu thuật do BS Trần Trung Kiên, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình phụ trách.
1 tháng sau phẫu thuật, bệnh nhân đã tự đi bộ được quãng đường dài, bắt đầu tập đi nhanh và leo cầu thang. Sau 3 tháng, đến nay bệnh nhân D. đi lại hoàn toàn bình thường.
BS Kiên chia sẻ, có nhiều trường hợp chấn thương rất đơn giản nhưng không được điều trị đúng cách khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau đớn kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống.
Như trường hợp như bệnh nhân D., việc điều trị ở giai đoạn sớm rất đơn giản, có thể chữa khỏi hoàn toàn và không phải phụ thuộc vào thuốc giảm đau hay phẫu thuật. Khi đến viện muộn, các dấu hiệu chấn thương sái khớp đã ổn định nên rất khó chẩn đoán và dễ bỏ sót tổn thương.
Thoái hoá – thoát vị đĩa đệm gây đau đớn kéo dài, trong đó có khoảng 10% tiến triển mạn tính, gây liệt.