Theơicùngconcóthểgâyhạichosựthànhcôngsaunàtỷ lệ cá cược bóng đá 88o một nghiên cứu, khi trẻ dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động đã được lên kế hoạch sẵn, chúng sẽ trở nên tệ hơn trong việc đạt được mục tiêu đề ra, đưa ra quyết định và điều chỉnh hành vi của mình.
Thay vào đó, trẻ có thể học được nhiều hơn khi chúng có trách nhiệm đưa ra quyết định về việc chúng sẽ làm gì với thời gian của mình. Các nhà tâm lý học ở ĐH Colorado và ĐH Denver đã nghiên cứu lịch trình của 70 đứa trẻ 6 tuổi và phát hiện ra rằng những đứa trẻ dành nhiều thời gian hơn cho những hoạt động được sắp đặt sẵn có khả năng tự quản cao hơn.
Khả năng tự quản phát triển hầu hết trong thời kỳ thơ ấu – các nhà nghiên cứu viết. Và nó bao gồm bất kỳ quá trình tinh thần nào giúp chúng ta làm việc hướng tới đạt mục tiêu – như lên kế hoạch, đưa ra quyết định, vận dụng thông tin, chuyển đổi giữa các nhiệm vụ và kìm hãm những suy nghĩ và cảm xúc không mong muốn. Đó là một dấu hiệu sớm báo hiệu khả năng sẵn sàng đến trường và thành tích học thuật, thậm chí nó còn là dấu hiệu dự đoán cho thành công sau này – theo một nghiên cứu trước đó được trích dẫn trong nghiên cứu này. Những đứa trẻ có khả năng tự quản cao hơn sẽ khỏe mạnh hơn, giàu có hơn và ổn định về mặt xã hội hơn trong suốt cuộc sống của chúng.
Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu các bậc phụ huynh ghi lại những hoạt động của con mình trong khoảng 1 tuần, sau đó họ tính toán mỗi đứa trẻ đã dành bao nhiêu thời gian cho hoạt động đã được sắp đặt và bao nhiêu thời gian cho những hoạt động ít được sắp đặt. Bất kỳ hoạt động nào được sắp xếp và được giám sát bởi người lớn được phân loại là hoạt động có sắp đặt, ví dụ như học nhạc hay làm các hoạt động vì cộng đồng. Những hoạt động cho phép trẻ tự đưa ra quyết định làm cái gì và làm như thế nào được phân loại là những hoạt động ít sắp đặt. Những hoạt động chơi tự do cũng được tính là hoạt động ít sắp đặt.
Các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng, khi trẻ kiểm soát cách mà chúng sử dụng thời gian của mình, trẻ có thể được rèn luyện nhiều hơn trong việc làm việc hướng tới mục tiêu và tìm ra việc cần làm tiếp theo là gì. Ví dụ, các nhà nghiên cứu viết rằng, một đứa trẻ có một buổi chiều rảnh rỗi có thể quyết định đọc một cuốn sách. Sau khi đọc sách xong, cô bé có thể quyết định vẽ một bức tranh về cuốn sách đó. Rồi sau đó, cô bé sẽ quyết định cho cả nhà xem bức tranh đó. Đứa trẻ này sẽ học được nhiều hơn một đứa trẻ khác cũng thực hiện những hoạt động tương tự nhưng là được đưa cho hướng dẫn rõ ràng trong cả quá trình đó.
Vào cuối tuần, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các kỹ năng từ vựng, nói trôi chảy để đánh giá khả năng tự quản của đứa trẻ đó. Kết quả là, trẻ càng dành nhiều thời gian cho những hoạt động ít sắp đặt thì đạt điểm số càng cao.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng nghiên cứu của họ chỉ chứng minh được mối quan hệ tương quan, chứ không phải mối quan hệ nhân quả. Có thể là những đứa trẻ có khả năng tự quản tốt hơn thì thích tham gia các hoạt động ít được sắp đặt hơn, trong khi những đứa trẻ có khả năng tự quản kém hơn lại thích tìm những hoạt động đã được sắp đặt cho chúng.