Cụ thể,ọcsinhxúcphạmbốvìchỉnhậnđượchơntriệuđồngthákết quả tỷ số cúp fa cha của du học sinh này có thu nhập 13.000 nhân dân tệ/ tháng (khoảng 46 triệu đồng).
Hàng tháng, ông chu cấp cho con gái hơn 10.000 nhân dân tệ và chỉ giữ lại phần nhỏ để lo cho bản thân. Người cha cũng không quên nhắc nhở con mình cần chi tiêu tiết kiệm và hợp lý. Tuy nhiên, đáp lại mong muốn của ông là thái độ khó chịu, thậm chí là cả những lời nói đau lòng từ cô con gái.
“Bố à, nếu đã không thể nuôi được con thì xin đừng đẻ con ra”,cô gái nhắn cho bố.
Đọc đoạn hội thoại này, nhiều người bức xúc cho rằng, với số tiền hơn 10.000 nhân dân tệ, du học sinh hoàn toàn có thể có một cuộc sống thoải mái. Ngoài thời gian trên giảng đường, sinh viên còn rất nhiều thời gian để tự học hoặc giải trí. Vì vậy, một số bạn còn có thể đi làm thêm các công việc bán thời gian để có thêm thu nhập. Cộng với tiền học bổng, một số du học sinh hoàn toàn có đủ chi phí trang trải mà không phải xin thêm từ gia đình.
Câu chuyện này cũng dấy lên tranh cãi về việc, du học sinh cần bao nhiêu tiền một tháng là đủ?
Vicky, 30 tuổi, hiện đang theo đuổi bậc tiến sĩ tại New York (Mỹ)chia sẻ: “Tôi đang theo đuổi bậc tiến sĩ ở New York. Ấn tượng đầu tiên của tôi tại đây là chi phí sinh hoạt rất cao. Nếu không biết tiết kiệm, hàng tháng tôi sẽ phải chi gấp 7 lần so với số tiền khi sống tại Bắc Kinh. Một bữa ăn ở nhà hàng bình dân cũng lên đến 20 - 30 USD (khoảng 200 nhân dân tệ). Vì vậy, nếu không phải dịp đặc biệt thì tôi sẽ không bao giờ đi ăn ngoài”.
“… Chi phí sinh hoạt của tôi chủ yếu đến từ tiền thuê nhà. Tôi thuê một căn phòng nhỏ không có phòng tắm, hết khoảng 5.000 nhân dân tệ/ tháng. Đồ ăn hàng tháng thêm khoảng 2.000 – 3.000 tệ. Thêm một vài chi phí khác nữa, tổng cộng một tháng tôi tiêu hết khoảng 9.000 tệ. Tôi biết một số sinh viên có mức sống rất cao. Họ thuê nhà tầng, có phòng tập thể dục công cộng, phòng tắm hơi và các tiện ích khác. Chi phí một tháng lên đến 50.000 nhân dân tệ không phải là hiếm. Do đó, hết bao nhiêu vẫn phụ thuộc vào cách chi tiêu của mỗi người”, Vicky chia sẻ.
CònXiaoyi, 23 tuổi, hiện đang học thạc sĩ tại Ngacho biết: “Tôi được cử đi du học tại Nga từ năm 2017. Hàng tháng, tôi được nhà nước hỗ trợ 5.000 nhân dân tệ. Ở Nga, những thứ đắt nhất đối với du học sinh là trái cây và rau củ. Rau là thứ không thể thiếu trong bữa ăn. Tuy nhiên, Nga là xứ lạnh, không có điều kiện trồng trọt nên nhiều loại rau củ phải nhập khẩu. Tôi vẫn còn nhớ, có lần mình đã phải bỏ ra 200 tệ chỉ để mua 1/4 quả dưa hấu”.
“Ở Nga, sinh viên nước ngoài không được phép đi làm thêm, đây là một điều thiệt thòi hơn so với du học sinh các nơi khác. Nhiều người đã không kiểm soát được việc chi tiêu của mình và trở thành con nợ tín dụng. Bản thân tôi, chỉ khi nào có tiền dư mới mua các hàng hóa xa xỉ. Tôi không phản đối việc tiêu tiền vào những thứ đó. Bạn hoàn toàn có thể mua, nhưng nhớ là chỉ sử dụng tiền dư mà thôi”, Xiaoyo chia sẻ cách quản lý tài chính của mình.
Đối với Swallow, 26 tuổi, hiện đang theo học tiến sĩ tại Cộng hòa Séc: “Mục đích đi du học của tôi không giống như mọi người. Tôi đi du học là để trải nghiệm. Tôi muốn hiểu xem cuộc sống ở các quốc gia khác sẽ như thế nào. Về tài chính, tôi không bị áp lực nhiều.
Khi theo học thạc sĩ tại một trường ở Berlin (Đức), tôi được miễn học phí. Chi phí lớn nhất hàng tháng của tôi là tiền thuê nhà, hết khoảng 500 euro. Thêm tiền sinh hoạt khoảng 1.500 euro nữa, tổng cộng hết khoảng 2.000 euro/ tháng (15.000 nhân dân tệ)”.
“Sau khi học xong chương trình thạc sĩ tại Berlin, tôi tiếp tục sang Cộng hòa Séc để học tiếp lên tiến sĩ. Chi phí ở đây thấp hơn so với Đức. Tôi cũng giành được một suất học bổng trị giá 5.000 nhân dân tệ từ nhà trường nên cuộc sống khá dư giả. Hàng tháng, tôi còn đủ tiền để chi tiêu cho giải trí, ví dụ như mua máy chơi game. Tôi cũng không còn phải xin tiền bố mẹ nữa”, Swallow nói.
Các du học sinh này đều cho rằng, việc cần bao nhiêu tiền mỗi tháng phụ thuộc vào việc bạn đang sống tại quốc gia nào và việc quản lý tài chính ra sao. Rất nhiều sinh viên có thể sống thoải mái nhờ vào việc chi tiêu hợp lý, đi làm thêm và giành được học bổng. Trong khi đó, không ít sinh viên vì tiêu quá nhiều vào các nhu cầu xa xỉ, dần trở thành con nợ của tín dụng và làm gia tăng gánh nặng cho gia đình.
Thời Vũ(Theo Sohu)
2 triệu đồng là mức tiền mà 7 năm trước anh trai Huyền vẫn thường được bố mẹ cho để trang trải chi phí trên thành phố. Nhưng với Huyền bây giờ, mức tiền đó “chỉ còn là ký ức xa xôi của thế hệ 8x, 9x đời đầu”.
顶: 49踩: 712
评论专区