当前位置:首页 > Cúp C1

Triển khai thành phố thông minh cần giải pháp hạ tầng đồng bộ_olympic tashkent

Chiều ngày 16/7,ểnkhaithànhphốthôngminhcầngiảipháphạtầngđồngbộolympic tashkent Đoàn công tác Bộ TT&TT do Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Long An.

Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện UBND tỉnh Long An cho biết tỉnh đã chú trọng thực hiện công tác TT&TT, tập trung xây dựng chính quyền điện tử, phát triển đô thị thông minh. Đến nay, phần mềm quản lý văn bản và điều hành đã được triển khai đồng bộ cho 100% cơ quan nhà nước các cấp, tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử, văn bản đi đạt 90%. Tỉnh hiện cung cấp trên 800 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An chiều 16/7.

 

Thiết lập hệ thống CSDL hướng dẫn triển khai CPĐT

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh vai trò của TT&TT trong các mặt của đời sống xã hội. Tỉnh Long An nói riêng và các địa phương nói chung muốn phát triển lĩnh vực TT&TT cần dựa vào nền tảng CNTT như chính quyền điện tử, đô thị thông minh, chuyển đổi số...

 

Theo Bộ trưởng, các địa phương cần tích cực triển khai, ứng dụng các nền tảng này vào hoạt động hành chính, tích cực thu hút, hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ phát triển, chú trọng phát triển thương mại điện tử. Tỉnh Long An cũng cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực TT&TT nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời đại công nghệ số.

 

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Văn Cảnh đề xuất Bộ TT&TT nên có một cơ sở dữ liệu về triển khai chính quyền điện tử, thành phố thông minh... để các tỉnh có thể truy cập vào tìm kiếm các thông tin cần tìm hiểu, tránh việc Bộ TT&TT phải trả lời và hướng dẫn các tỉnh triển khai bằng văn bản, cũng như phải trả lời cùng một nội dung hướng dẫn cho nhiều tỉnh.

 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao ý tưởng đề xuất này của lãnh đạo UBND tỉnh Long An, đồng thời giao nhiệm vụ cho Cục Tin học hóa xây dựng hệ thống CSDL này dưới dạng hỏi đáp (Q&A), có công cụ tìm kiếm và chatbot để thuận tiện cho hỗ trợ các tỉnh triển khai chính quyền điện tử, thành phố thông minh...

 

Tham gia cùng đoàn công tác, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) Nguyễn Thành Phúc đã nhận nhiệm vụ triển khai hệ thống CDSL hướng dẫn triển khai chính quyền điện tử để phục vụ các tỉnh tra cứu được thuận tiện.

 

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng bức tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép từ tem bưu chính cho Bí thư Thành ủy Long An Phạm Văn Rạnh. 

 

Triển khai thành phố thông minh cần giải pháp đồng bộ

 

Đại diện UBND tỉnh Long An cũng báo cáo tình hình triển khai camera thông minh tại thành phố Tân An gặp một số vướng mắc do ngân sách hạn chế và quy trình thực hiện do chưa có tiền lệ, cũng như các khó khăn khi lập đề án.

 

Để giải quyết vấn đề này được hiệu quả, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết cách tốt nhất là tỉnh Long An cần tham khảo trực tiếp một mô hình thành phố thông minh đã triển khai hiệu quả, cụ thể là thành phố Huế.

 

Sau khi tham khảo mô hình thực tế, Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ tỉnh Long An lập đề án chính quyền điện tử tương ứng với quy mô dân số của thành phố Tân An, thiết lập hệ thống nền tảng hạ tầng chung là trung tâm điều hành (IOC). Trên nền tảng đó, tỉnh có thể triển khai các hệ thống như camera thông minh, trung tâm an toàn thông tin (SOC), quản lý truyền thông, quản lý hệ thống phản ánh hiện trường, dịch vụ công...

 

“Việc triển khai trên một nền tảng chung sẽ đảm bảo các dịch vụ của chính quyền điện tử và thành phố thông minh có thể giao tiếp được với nhau về dữ liệu. Nếu chỉ triển khai hệ thống camera thông minh, không có nền tảng chung thì sẽ không phát huy được hiệu quả”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phân tích.

 

{keywords}
Lãnh đạo Bộ TT&TT và UBND tỉnh Long An ký biên bản hợp tác về TT&TT. 

 

Tại buổi làm việc, Bộ TT&TT và UBND tỉnh Long An đã ký biên bản hợp tác phát triển trong lĩnh vực TT&TT. Theo đó, Bộ TT&TT và UBND tỉnh Long An sẽ tích cực hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực TT&TT với các mục tiêu cụ thể như tăng cường an toàn, an ninh mạng; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông; phát triển công nghiệp TT&TT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử và phát triển đô thị thông minh; nâng cao năng lực quản lý báo chí, tuyên truyền, phát hành, xuất bản.

Nhân dịp chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác Bộ TT&TT, các đơn vị doanh nghiệp tham gia cùng đoàn công tác đã cam kết tài trợ xây dựng 10 chiếc cầu (mỗi chiếc 1 tỷ đồng) cho các địa phương vùng biên giới giáp Campuchia gặp nhiều khó khăn về giao thông.

 

Huy Phong

分享到: