Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Tươi: Dâng trọn cuộc đời cho cách mạng_kqbd việt nam hôm nay

作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【】 发布时间:2025-01-21 21:40:27 评论数:

TừUBND phường Tân Bình (TX.Dĩ An),ùnglựclượngvũtrangnhândânNguyễnThịTươiDângtrọncuộcđờichocáchmạkqbd việt nam hôm nay chúng tôi ngược xe về hướng khu phố Tân Phước,đứng trên con đường mang tên người nữ anh hùng Nguyễn Thị Tươi, cảm xúc về cuộcđời hoạt động cách mạng kiên cường của chị lại ùa về. Hành trình về với miền kýức hào hùng lại thôi thúc chúng tôi ghi lại câu chuyện của người nữ chiến sĩanh hùng đã dâng trọn cả tuổi thanh xuân cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Ngườinữ giao liên mưu trí

Năm 1956, 16 tuổi, chị Nguyễn ThịTươi (Năm Lan), quê xã Tân Mỹ (nay là thị trấn Thái Hòa, Tân Uyên), được chi bộtin tưởng, giao nhiệm vụ làm giao liên, hoạt động công khai trong vùng. Hàngngày chị đóng giả làm người mua ve chai trong thôn, ấp để đưa tin. Nhiều lầnchị Lan chạm mặt với những tên mật vụ, phản cách mạng giả dạng dân thường đểtruy tìm, lùng bắt cán bộ, đảng viên nằm vùng. Chị đã kịp thời thông báo chocác cơ sở cách mạng, đề phòng cảnh giác, thoát khỏi nanh vuốt của địch, bảo tồnlực lượng cách mạng.

 Haingười cháu và di ảnh của nữ Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thị Tươi

Cuối năm 1957, Mỹ - Diệm tiến hànhchiến dịch “Tố cộng, diệt cộng”, Năm Lan được điều sang xã Tân Hiệp hoạt động.Ở Tân Hiệp, địch ráo riết truy lùng, bắt bớ cán bộ, đảng viên và cơ sở cáchmạng của ta. Tình thế khó khăn, chị khéo léo qua mặt địch, dựa vào quần chúngtạo thế ăn ở hợp pháp và bí mật hoạt động. Mỗi ngày, Năm Lan đi mua rau, quảtrong xóm ấp để liên lạc, nhận nhiệm vụ của các đồng chí cán bộ Huyện ủy đanghoạt động bí mật như Phan Văn Trang, Lê Văn Trọng nhằm xây dựng cơ sở, giữ gìnlực lượng, củng cố niềm tin cho nhân dân.

 Năm 1959, chị được kết nạp vào Đảng Cộng sảnViệt Nam và 3 năm sau đó giữ chức Phó Bí thư chi bộ, năm 1963 là Bí thư Chi bộxã Mỹ Hiệp (Tân Hiệp sáp nhập với xã Tân Mỹ). Trong cao trào Đồng khởi, tháng11-1960, đồng chí đã cùng cán bộ lãnh đạo xây dựng đội du kích xã và cơ sở nộituyến, tổ chức phối hợp đánh diệt tiểu đội dân vệ đang tụ tập đánh bài, thu 7súng trang bị cho đội du kích xã.

Diệtác, đánh đồn

Năm 1962, Mỹ - ngụy tiến hành gomdân, lập ấp chiến lược ở Tân Hiệp, Bình Trị (nay là phường Tân Bình), Năm Lancho rằng để diệt ác, đánh đồn địch cần phải dựa vào sức dân. Chị cùng với chibộ chủ động xây dựng căn cứ tại Hố Ngựa, Hố Mây, Mạch Máng, Suối Sâu để làm nơiđứng chân, củng cố lực lượng, đào tạo huấn luyện cán bộ, lãnh đạo phong tràođấu tranh, chống phá địch gom dân lập ấp chiến lược. Chị đã trực tiếp xây dựngcơ sở, đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, du kích ngay trong ấp chiến lược nhưgia đình bà Bảy Thiệt, Hai Cúc, Sáu Trắng, Tư Luận, chị Thuận... Với sự nhanhnhạy, tầm nhìn xa, chị còn xây dựng một tổ thiếu niên bí mật làm giao liên, vậnđộng thuyết phục anh Tư Hên làm nội ứng đồn Tân Hiệp để đưa tin tức cho du kíchnổ bom diệt ác, đánh đồn. Cuối năm 1963 những cơ sở mật, du kích tự vệ do chịNăm Lan xây dựng giành nhiều chiến thắng oanh liệt, phối hợp với lực lượng vũtrang huyện đồng loạt nổi dậy, nhổ trụ hàng rào, san lấp hào giao thông, dùngrơm phóng hỏa đốt cháy 2 tua gác của địch tại ấp chiến lược Tân Phước và cầuÔng Bứng phá tan bộ máy kìm kẹp của địch.

Tháng 2-1964, chị Năm Lan trực tiếp mócnối với cơ sở nội tuyến trong đòn Tân Hiệp. Năm Lan đưa diệu kế, anh Tư Hên tổchức cho lính nhậu, đánh bài, để du kích xã Tân Hiệp phối hợp với Đại đội 63bất ngờ tập kích đồn Tân Hiệp, bắt sống 30 tên ngụy, thu 2 máy đánh chữ, 5 máytruyền tin và hơn 30 súng các loại, đánh sập hoàn toàn trụ sở tề Tân Hiệp. Từthắng lợi này, Năm Lan mưu trí, lãnh đạo chi bộ xã tấn công địch bằng 3 mũigiáp công, kết hợp giữa vũ trang, chính trị và binh vận. Cuối năm 1964, toàn bộhệ thống ấp chiến lược của địch ở xã Tân Hiệp bị phá vỡ, ta làm chủ hoàn toànấp Tân Thiều, An Nhơn và động viên 20 thanh niên về tỉnh xây dựng lực lượng vũtrang huyện và Tiểu đoàn Phú Lợi.

Năm 1966, chị được Huyện ủy điềuđộng về làm Bí thư chi bộ liên chi hai xã Tân Vạn, Bửu Hòa. Đây là địa bàn bịđịch kìm kẹp ác liệt nhưng với kinh nghiệm làm công tác vận động quần chúng,chị đã phát huy tối đa vai trò dân vận. Dựa vào quần chúng cốt cán đào hầm bímật, trụ bám ngay trong ấp chiến lược, xây dựng cơ sở, du kích mật, tranh thủnhững gia đình binh sĩ có hoàn cảnh khó khăn để làm ngòi nổ cho những cuộc đấutranh chính trị. Ngoài ra, chị còn thực hiện công tác binh vận, tạo thế choquần chúng đấu tranh chống địch bắt lính, từng bước khôi phục phong trào, lậplại chi bộ hai xã Tân Vạn, Bửu Hòa. Khi được tin chồng hy sinh, nén đau thương,chị quyết tâm xây dựng phong trào cách mạng địa phương vững chắc.

Hysinh oanh liệt

Tháng 10-1967, chị được bổ nhiệm giữchức Chính trị viên phó Huyện đội Dĩ An, phân khu 5. Thực hiện chỉ thị của Phânkhu ủy, Bộ Chỉ huy phân khu 5, chuẩn bị Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân1968, Huyện ủy Dĩ An vừa tập trung xây dựng phát triển lực lượng vũ trang, vừacó nhiệm vụ chuẩn bị địa bàn cho Tiểu đoàn 3 Quyết thắng tổ chức đánh vào Đàiphát thanh ngụy trong nội ô Sài Gòn. Được phân công, chị Năm Lan trực tiếp kiểmtra, nắm lại cơ sở cách mạng trung kiên trên từng địa bàn xã, chuẩn bị cho Tiểuđoàn 3 bí mật ém quân, thọc sâu vào sào huyệt, chiến đấu trong nội ô Sài Gòn.

Chị Năm Lan được phân công bám trụcăn cứ núi Nhỏ xã Bình An, phối hợp cùng bộ phận lực lượng vũ trang huyện và dukích xã Bình An sử dụng vũ khí tự tạo, lấy mìn trái của địch bố trí xung quanhcăn cứ, bám trụ địa bàn, đánh lui hàng chục đợt tấn công phản kích của đại độibảo an, loại khỏi vòng chiến đấu 20 tên. Sau trận chiến, Huyện ủy quyết địnhchuyển lực lượng bám trụ căn cứ núi Nhỏ về Tân Hiệp để củng cố lực lượng.

Triển khai kế hoạch đợt 2 năm 1968,đêm ngày 4 rạng 5-5-1968, một tiểu đoàn tăng cường của Công trường 5 (Sư đoàn 5chủ lực Miền) xuống ém quân tại căn cứ Suối Sâu, xã Tân Hiệp. Ý định của tiểuđoàn sẽ tập kích căn cứ Sóng Thần, tổ chức vượt sông đánh vào sân bay Biên Hòangay trong đêm. Ban Chỉ huy Quân sự huyện Dĩ An đã tổ chức 2 tổ trinh sát sẵnsàng dẫn đường cho lực lượng Công trường 5 tiến công địch. Sáng sớm ngày 5,địch bung ra lùng sục, hàng chục máy bay trực thăng quần trên các khu căn cứcủa ta ở Tân Hiệp, Bình Trị, Tân Đông Hiệp. Địch tiến vào vị trí đóng quân củalực lượng ta và bị ta chống trả quyết liệt, tiêu diệt 20 tên. Địch hỗ trợ thêmphi pháo và 40 máy bay trực thăng vũ trang bắn phá liên tục suốt 2 giờ đồng hồtrên phạm vi chưa đầy 1 cây số. Sau đó, một tiểu đoàn Mỹ cùng 30 xe tăng, xebọc thép càn vào căn cứ. Tình hình hết sức khẩn trương, Năm Lan được phân côngchỉ huy một hướng với hơn chục cán bộ, chiến sĩ và một tổ quân y huyện đã chiếnđấu dũng cảm bẻ gãy nhiều đợt tiến công của địch, tiêu diệt 30 tên, bắn cháy vàphá hủy 4 xe bọc thép.

Không chiếm được trận địa, địch tăngcường pháo binh, huy động hàng chục máy bay bắn phá liên tục nhiều giờ liền,cày nát hết hầm hào chiến đấu. Suốt từ 7 giờ sáng đến chiều tối, ấp Tân Phước,xã Tân Hiệp chìm trong lửa đạn. Tuy vậy, quân dân ta vẫn ngoan cường bám trụ,chiến đấu. Khoảng 15 giờ chiều, Năm Lan bị một mảnh pháo lớn găm vào ngực vàmột vết thương nơi cánh tay. Chị Đinh Thị Thảo (tự Út Ẻn), y tá của huyện băngbó cho chị và cố dìu chị ém xuống suối để tìm cách rút khỏi trận địa. Máy baytrực thăng vũ trang Mỹ tiếp tục bắn phá, chị Năm Lan bị thương lần thứ hai. Anhem định đưa chị rút khỏi trận địa, nhưng Năm Lan từ chối với ý chí kiên cường,xả thân vì độc lập tự do của dân tộc: “Đừng lo cứu chữa tôi, các đồng chí hãychiến đấu trả thù cho đồng bào, đồng chí của mình”. Và chị đã anh dũng hy sinh,nằm lại giữa căn cứ Suối Sâu, ấp Tân Thiều, xã Tân Hiệp. Quá trình chiến đấuchị đã được Nhà nước tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.Ngày 23-2-2010, liệt sĩ Nguyễn Thị Tươi được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anhhùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Bà Đinh Thị Thảo (tự Út Ẻn), thươngbinh 2/4: Được cận kề tác chiến với chị Năm Lan làvinh dự lớn với tôi. Trận đánh mà tôi nhớ nhất là trận càn ở Suối Sâu, năm 1968khi máy bay địch quần vũ, bắn pháo dữ dội, quân ta vừa chiến đấu vừa nương theođường suối rút về nơi an toàn. Lúc ấy chị Năm Lan thương tích đầy mình nhưngvẫn anh dũng, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Trước lúc hy sinh, chị động viên“em và đồng đội hãy chiến đấu kiên cường bảo vệ quê hương”. Lời nói đó cứ thôithúc chúng tôi càng quyết tâm hơn trong chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm.

KIMHÀ