Một tháng trước,áthiệnmắcbệnhlaosaucơncogiậttoànthânkhóthởxếp hạng cúp c1 bé H. (3 tháng tuổi, Hòa Bình) húng hắng ho, gia đình cho đi khám tại một số phòng khám tại địa phương và được chẩn đoán viêm nhiễm đường hô hấp. Trước khi vào viện 3 ngày, trẻ ho nhiều và có cơn co giật toàn thân kèm khó thở. Gia đình đưa bé vào viện tỉnh sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 6/3.
Thac sĩ Nguyễn Phương Thảo, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết trẻ được chẩn đoán mắc bệnh lao toàn thể bao gồm: lao phổi và lao màng não.
Bố của bé H. có chẩn đoán mắc lao từ cách đây 1 năm, là nguồn lây cho bé. Sau 3 tuần điều trị, sức khỏe của trẻ ổn định, hết sốt, hết suy hô hấp, ăn uống tốt, sắp ra viện.
Bệnh lao do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, lây lan khi người bệnh phát tán vi khuẩn vào không khí (như ho). Ước tính 1/4 dân số thế giới nhiễm lao, khoảng 10% ca nhiễm sẽ tiến triển thành bệnh lao. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2022, toàn thế giới có khoảng 9 triệu ca lao mới mỗi năm. Trong số đó có 10% là trẻ em.
Việt Nam là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Hơn 172.000 người đã mắc bệnh và 10.400 người chết vì bệnh lao, theo báo cáo của WHO năm 2020.
Bệnh viện Nhi Trung ương mỗi năm phát hiện và điều trị khoảng 80 ca bệnh lao, là những ca lao nặng, khó chẩn đoán. Hầu hết trường hợp xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, phát hiện bệnh trong 1-2 năm sau khi tiếp xúc nguồn lây. Theo nghiên cứu, tỷ lệ tử vong ở trẻ sống trong gia đình có người bị lao cao hơn so với trẻ sống trong gia đình không mắc bệnh lao. Đặc biệt, nếu mẹ bị lao, tỷ lệ trẻ tử vong tăng gấp 8 lần.
Các dấu hiệu lâm sàng nhận biết sớm bệnh lao ở trẻ em
- Tiền sử tiếp xúc gần gũi với người bệnh lao phổi, trong vòng 1-2 năm gần đây.
- Tiền sử có các triệu chứng lâm sàng nghi lao đã được điều trị nhưng triệu chứng không hoặc ít cải thiện, nhanh tái phát.
- Triệu chứng lâm sàng nghi lao:
Triệu chứng toàn thân: Sốt, ra mồ hôi đêm; mệt mỏi, giảm chơi đùa; chán ăn, không tăng cân, sụt cân, suy dinh dưỡng.
Triệu chứng cơ năng: Tùy thuộc vào cơ quan mắc lao, như ho dai dẳng, nổi hạch, đau đầu, co giật, đau khớp,… các triệu chứng thường kéo dài trên 2 tuần, không cải thiện với liệu pháp điều trị khác.
Việc điều trị lao ở trẻ em giống người lớn. Tuy nhiên, cha mẹ phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng hướng dẫn của bác sĩ, điều trị đủ thời gian (6-9 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định.
Bệnh lao trẻ em có thể chữa khỏi được, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc. Trẻ em nên tiêm vắc xin BCG trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại bệnh lao.
(责任编辑:Cúp C1)
Thị trường chip bán dẫn sôi động trước thời điểm Mỹ thông qua đạo luật trợ cấp
Điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019
Nữ diễn viên Hồng Hân bị khán giả quay lưng vì ứng xử như trò hề
Ngắm hoa khôi FPT 2011 xinh như mộng
Thế giới 24h: Ấn triển khai tên lửa đối phó TQ
Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và an toàn thông tin cho Sở GD&ĐT An Giang
Thiết bị Huawei vượt qua bài kiểm tra bảo mật quốc tế
Bé gái Hàn Quốc 'tậu' nhà trăm tỉ
Tổng thống Biden nổi giận vì công tố viên ICC xin lệnh bắt Thủ tướng Israel
Sau danh hiệu giáo viên dạy giỏi là sự gian dối?
Biệt thự bắc Âu nằm trên đồi thông reo, đón trọn gió mát từ hồ điều hòa
Diễn viên 52 tuổi và 2 con gái thiệt mạng sau tai nạn máy bay