Ngày 11/2/2020, hàng trăm chuyên gia sức khỏe cộng đồng và bệnh truyền nhiễm có mặt ở trụ sở Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva, Thụy Sĩ, họp bàn về nguy cơ bùng phát toàn cầu của đại dịch COVID-19.
Tại cuộc họp, các chuyên gia đầu ngành dành 2 ngày phác thảo "Bản kế hoạch R&D", tóm tắt tình hình nghiên cứu virus corona và đề xuất các biện pháp đẩy nhanh tiến độ chẩn đoán, phương pháp điều trị lẫn vaccine. Ngoài ra, cuộc họp cũng vạch kế hoạch giám sát thử nghiệm toàn cầu do WHO chịu trách nhiệm, nhằm đánh giá hiệu quả của những phương pháp điều trị đang được sử dụng.
Tuy nhiên, có một vấn đề không hề được đề cập trong bản kế hoạch là quyền sở hữu trí tuệ. Các chuyên gia và nhà nghiên cứu cho rằng sự chung tay của nhiều quốc gia trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng sẽ phá vỡ thế độc quyền của hệ thống thuốc toàn cầu.
Tờ The Nation nhận định những khoản đầu tư của Gates Foundation ngày càng thiếu minh bạch khi vai trò của quỹ ngày một lớn hơn. Ảnh: Getty. |
Đúng như họ tin tưởng, hàng loạt công ty trên thế giới cam kết “nâng cao quá trình sản xuất” và “phi lợi nhuận” để phát triển và định giá sản phẩm. Thay vì dựng lên bức tường độc quyền và tổ chức cuộc chạy đua sản xuất vaccine, những tổ chức nhà nước, tư nhân đề xuất thu thập các nghiên cứu và tài sản trí tuệ khác vào quỹ tri thức toàn cầu trong suốt thời gian xảy ra đại dịch.
Ý tưởng trên đã được hiện thực hóa bằng kế hoạch ra mắt Quỹ Tiếp cận Công nghệ Phòng chống Covid-19 của WHO (WHO Covid-19 Technology Access Pool, gọi tắt C-TAP).
Và Bill Gates - người đàn ông quyền lực nhất trong lĩnh vực y tế công cộng - tất nhiên cũng không đứng ngoài làn sóng nghiên cứu vaccine.
Thất bại trong việc đưa vaccine đến với thế giới
Tháng 4/2020, sáng kiến ACT-Accelerator nhằm tổ chức nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối các phương pháp điều trị và vaccine được quỹ Gates khởi xướng. Trái ngược với C-TAP, ACT-Accelerator thể hiện cam kết lâu dài của Gates trong việc tôn trọng các tuyên bố độc quyền về sở hữu trí tuệ.
Theo quan điểm của ACT-Accelerator, quyền sở hữu trí tuệ hoàn toàn không đi ngược lại với lợi ích toàn cầu và chúng cần phải được bảo vệ ngay cả khi đại dịch đang hoành hành.
Xuất hiện với một phiên bản có phần hoành tráng hơn ban đầu tại WHO, ACT-Accelerator cam kết tổ chức phát triển và phân phối mọi thứ từ phương pháp đến vaccine điều trị Covid-19. Cơ chế Tiếp cận Toàn cầu vaccine COVID-19 (Cơ chế COVAX) đề xuất trợ cấp vaccine thông qua thỏa thuận quyên góp cho các nước nghèo và bán cho những nước giàu hơn.
Mục tiêu của chương trình này là cung cấp vaccine cho tối đa 20% dân số ở các nước có thu nhập từ thấp đến trung bình. Sau đó, chính phủ những quốc gia khác phải cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Vaccine là một trong những mục tiêu đầu tư quan trọng của quỹ Gates. Ảnh: New Republic. |
Tuy nhiên, giải pháp trên bị coi là một phía, khi chỉ giải quyết vấn đề của bên cầu, chưa kể có thể gây ra cuộc khủng hoảng kép về nguồn cung và khả năng tiếp cận. Sở hữu trí tuệ chính là trung tâm của cả hai vấn đề kể trên.
Nhưng cho dù đã rất nỗ lực, ACT-Accelerator không đạt được mục tiêu trong việc cấp vaccine cho nhóm dân số có thu nhập thấp. Các công ty dược phẩm và chính phủ nhiều nước phát triển tung hô ý tưởng của Gates một năm trước đó giờ đây đã hoàn toàn rút lui.
Tính đến đầu tháng 4/2021, chưa đến 600 triệu liều vaccine được sử dụng trên toàn thế giới, 3/4 số đó chỉ được dùng ở 10 quốc gia có thu nhập cao. Thậm chí, có gần 130 quốc gia với 2,5 tỷ người vẫn chưa được tiêm một liều nào. Những con số trên phản ánh “sự thất bại thảm hại” mà Tổng Giám đốc WHO đã cảnh báo hồi đầu năm nay.
Dù được đặt dưới sự bảo trợ của WHO, tất cả hoạt động của ACT-Accelerator đều do nhân viên quỹ Gates quản lý. ACT-Accelerator tiêu biểu cho cách hoạt động từ thiện của quỹ Gates khi kìm hãm sản xuất toàn cầu bằng cách ưu tiên các nước giàu, ngăn cản việc cấp giấy phép sản xuất.
Các công ty hợp tác với COVAX được phép đặt ra mức giá riêng. Nghiễm nhiên, họ cũng không cần tuân theo các yêu cầu về tính minh bạch hay quyền tiếp cận công bằng, miễn là giữ được thế độc quyền của mình.
Với lợi ích khổng lồ trên, không quá ngạc nhiên khi các công ty dược phẩm ủng hộ ACT-Accelerator lẫn COVAX. Các diễn giả tại buổi lễ ra mắt ACT-Accelerator vào tháng 3/2020 ca ngợi ACT-Accelerator như một “quan hệ đối tác toàn cầu mang tính bước ngoặt”.
Tuy nhiên, thất bại trong việc đưa vaccine đến tay người dân toàn cầu buộc ACT-Accelerator phải từ bỏ cơ hội trở thành tổ chức trung tâm trong các đại dịch ở tương lai, bên cạnh khả năng chuyển giao công nghệ cho bên khác.
"Đừng trở thành kẻ thù của Bill Gates"
Việc chuyển giao trên không liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như người ta thường thấy, mà tập trung vào quyền tiếp cận với công nghệ liên quan đến sản xuất thực tế, bao gồm vật liệu sinh học và các lĩnh vực được quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ, hay còn gọi là bí mật thương mại.
Các tổ chức dân sự xã hội ở nam bán cầu kêu gọi chuyển giao công nghệ trong vài tháng thông qua hợp đồng hoặc cơ chế tự nguyện liên kết với C-TAP. Nhưng quỹ Gates lại thực hiện công việc trên theo cách khác.
Hồi đầu tháng 3 năm nay, các quản lý cấp cao dưới trướng Bill Gatesđã cùng nhóm nhân viên điều hành nhiều công ty dược phẩm tham dự “Hội nghị Thượng đỉnh Chuỗi cung ứng và Sản xuất Vaccine Covid-19 Toàn cầu” do Chatham House tổ chức tại London.
Mục đích của chương trình nghị sự là lên kế hoạch cho hướng đi mới của ACT-Accelerator, tìm cách giải quyết vấn đề chuyển giao công nghệ về độc quyền và cấp phép song phương.
Theo nhà báo Alexander Zaitchik, có những bằng chứng cho thấy Bill Gates kiểm soát cách thức đưa tin trên các phương tiện truyền thông. Ảnh: New Republic. |
Nhà báo Ấn Độ Priti Patnaik cho rằng cơ chế chuyển giao công nghệ của Gates không có sự tham gia của các quốc gia thành viên WHO sẽ là đòn giáng mạnh vào C-TAP và những sáng kiến tương tự, muốn thúc đẩy cấp phép và chia sẻ kiến thức trong tương lai. Cô cho biết cuộc tranh luận trên hoàn toàn được quyết định và định hình bởi những người đặt ra điều khoản, điều kiện để kiến thức được chuyển giao.
Có những dấu hiệu cho thấy sự lạm quyền của Gates trong lĩnh vực y tế cộng đồng và cam kết trọn đời đối với quyền sở hữu trí tuệ độc quyền. Ngoài ra, Gates còn kiểm soát về cách thức đưa tin trên các phương tiện truyền thông.
Một bài báo trên tờ New York Timesđăng tải ngày 21/3 viết về vai trò của Mỹ trong việc phát triển vaccine mRNA dưới sự kiểm soát của Moderna và Pfizer. Thay vì đề cập đến vai trò chủ chốt của Gates trong mô hình trên, nội dung lại liên kết đến bài tổng hợp giá cả của vaccine và công nghệ khác. Đáng nói hơn, đường truy cập đến bài tổng hợp trên dẫn đến trang web của quỹ Gates.
Cuối cùng, Bill Gates còn nhúng tay vào hầu hết bảng lương của nhân viên y tế cộng đồng toàn cầu. Theo Giám đốc Tổ chức Sinh Thái Tri thức Quốc tế James Love, quyền lực hiện tại của tỷ phú này là vô cùng to lớn.
"Nếu không muốn bị mất việc tại Liên Hợp Quốc, tốt nhất đừng trở thành kẻ thù của Gates bằng cách đặt ra những câu hỏi về IP (sở hữu trí tuệ) và vấn đề độc quyền", James Love cho biết.
Theo Zing/New Republic
Tỷ phú Bill Gates cho rằng công nghệ sinh học là động lực để hai vợ chồng ông mua nhiều đất nông nghiệp ở Mỹ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)