Bộ Y tế cho biết việc áp dụng thông tư liên tịch mới về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế đã tiết kiệm được khoảng 30% kinh phí tiền mua thuốc của các bệnh viện và đưa giá thuốc trúng thầu giữa các bệnh viện về sát mặt bằng chung (theo giá trúng thầu thấp nhất). VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hùng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược về công tác đấu thầu thuốc theo quy định mới để làm rõ hơn những nội dung này. Kinh phí mua thuốc giảm 30% - Xin ông cho biết kết quả ban đầu sau khi áp dụng TTLT số 01/2012/TTLT-BYT-BTC về đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế,áthuốcgiảmmạnhsauápdụngthôngtưđấuthầumớkết quả hồng kông đặc biệt là kết quả về vấn đề kinh phí mua thuốc? Hiệu quả kinh tế của các gói thầu đã được cải thiện một cách rõ ràng với việc tiết kiệm được khoảng 30% kinh phí tiền mua thuốc của các bệnh viện và đưa giá thuốc trúng thầu giữa các bệnh viện về sát mặt bằng chung (theo giá trúng thầu thấp nhất). | Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược |
Phân tích kết quả trúng thầu của 7 Sở Y tế đã thực hiện đấu thầu theo quy định mới và báo cáo về Bộ Y tế cho thấy so sánh trị giá tiền mua thuốc theo giá thuốc trúng thầu năm 2013 của 20 mặt hàng có tỉ trọng sử dụng cao trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế (chiếm khoảng 30% trị giá thuốc trúng thầu tại các bệnh viện) với việc mua sắm các mặt hàng này năm 2012 cho thấy số tiền tiết kiệm được là 115,49 tỉ, tương đương với 28% tổng trị giá trúng thầu của các mặt hàng này tại 7 Sở Y tế. - Giá của các loại thuốc trúng thầu thay đổi như thế nào sau khi áp dụng thông tư mới về đấu thầu thuốc? So sánh giá của các mặt hàng thuốc cụ thể cùng nhà sản xuất, cùng tên thương mại trúng thầu năm 2012 (theo quy định cũ) và năm 2013 (theo quy định mới) tại các bệnh viện, hầu hết các mặt hàng năm 2013 đều có giá giảm so với năm 2012, nhiều mặt hàng có giá giảm mạnh như: Fascort (Methyl prednisolon 4mg) giảm 42,86%; Quincef (Cefuroxim 125mg) giảm 34,64%; Teonam (Imipenem 500mg + Cilastatin 500mg) giảm 10,6%; Getzlox (Levofloxacin 750mg) giảm 6,88%... Một số nhóm thuốc cụ thể qua khảo sát tại 7 tỉnh, thành phố đã có kết quả đấu thầu theo TTLT số 1 như: Levofloxacin 500mg/100mg năm 2012, các cơ sở mua 8 mặt hàng với 5,249 tỉ đồng/36.563 viên, năm 2013 mua 9 mặt hàng với 5,613 tỉ đồng/52.530 viên (tiết kiệm được 34,43% chi phí sử dụng); Kháng sinh Imipenem + Cilastatin (500mg + 500mg) năm 2012 mua 8 mặt hàng với 4,948 tỉ/17.567 lọ, năm 2013 mua 7 mặt hàng với 11,984 tỉ đồng/57.500 lọ (tiết kiệm 35,15% chi phí sử dụng)… Ưu tiên giá rẻ? - Ông có ý kiến thế nào về một số ý kiến lo ngại việc ưu tiên về giá trong quy định đấu thầu làm tăng nguy cơ thuốc giá rẻ chất lượng không đảm bảo? Trước hết, ý kiến cho rằng thuốc trúng thầu theo quy định tại TTLT số 01 có chất lượng không đảm bảo là không có cơ sở và không hiểu rõ về quy trình tổ chức đấu thầu cũng như việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh. Theo quy trình đấu thầu mua thuốc, trước khi chuyển sang công đoạn đánh giá về giá, phải qua công đoạn đánh giá tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng thuốc đạt yêu cầu, cuối cùng việc lựa chọn mặt hàng trúng thầu theo quy định tại Luật đấu thầu là lựa chọn mặt hàng có giá đánh giá thấp nhất. Như vậy việc đánh giá về giá thuốc dự thầu là tiêu chí cuối cùng để lựa chọn mặt hàng trúng thầu. | Kinh phí mua thuốc tại các bệnh viện giảm mạnh sau khi áp dụng quy định mới về đấu thầu. Ảnh: Cẩm Quyên |
Ngành dược là ngành được tiêu chuẩn hoá cao. Theo quy định hiện hành, tất cả các mặt hàng thuốc lưu hành tại thị trường Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam (Dược điển Việt Nam) hoặc tiêu chuẩn chất lượng các nước phát triển như Dược điển Anh, Dược điển Mỹ, Dược điển Châu Âu… và được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành (nghĩa là phải được nghiên cứu, đánh giá đáp ứng về hiệu quả và an toàn trong điều trị). Các thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam, để được cấp số đăng ký lưu hành (hoặc Giấy phép nhập khẩu) thì yêu cầu tiên quyết về pháp lý là thuốc phải được cấp phép lưu hành tại nước sản xuất (được các nước này đánh giá chất lượng, hiệu quả và an toàn). Ngoài ra, thuốc sau khi được cấp số đăng ký lưu hành, hệ thống kiểm nghiệm (các Viện kiểm nghiệm trung ương và các Trung tâm kiểm nghiệm trên toàn quốc) thực hiện công tác hậu kiểm về kiểm tra chất lượng thuốc, tất cả các trường hợp không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo hồ sơ đăng ký lưu hành sẽ bị xử lý theo quy định (thu hồi, rút số đăng ký lưu hành). Do đó, với các quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành phải đảm bảo chất lượng và an toàn, hiệu quả khi sử dụng. Vì vậy, ý kiến cho rằng thuốc trúng thầu giá rẻ chất lượng không đảm bảo là cảm tính, không có cơ sở, gây hiểu nhầm cho dư luận. - Ưu đãi về giá không có nghĩa là thuốc trúng thầu không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp Dược phẩm đang “kêu” về vấn đề phân nhóm trong đấu thầu thuốc. Cùng đạt các quy định về chất lượng nhưng các thuốc sản xuất tại các nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PICs-GMP thuộc các nước tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cao về quản lý dược phẩm thuộc tổ chức ICH, có hiệu quả điều trị cao hơn rất khó để cạnh tranh về giá với các thuốc sản xuất tại các nhà máy thuốc các nước khác cũng đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/S-GMP có hàng rào kỹ thuật thấp hơn (nhưng vẫn đạt chuẩn). Ông có đánh giá gì về vấn đề này? Đây là một thực tế đang diễn ra, đòi hỏi thông tư về đấu thầu thuốc cần được điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tế. Cục Quản lý Dược đang xem xét việc phân nhóm sâu hơn đối với các thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PICs-GMP sản xuất tại các nước tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cao về quản lý dược phẩm thuộc tổ chức ICH để tăng cơ hội cho các cơ sở y tế trong việc lựa chọn được các thuốc có hiệu quả điều trị cao hơn của các nhà sản xuất uy tín trúng thầu. - Xin cảm ơn ông! Yến Ngọc (thực hiện)
|