Ðược trui rèn và trưởng thành qua đấu tranh cách mạng,ênThủtướngPhanVănKhảdự đoán bóng đá chính xác tối nay thực tế lãnh đạo, điều hành các cấp, với nhiệt thành và nỗ lực không ngừng, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp của Ðảng và dân tộc; hết lòng vì sự nghiệp cách mạng, dù ở cương vị nào, đồng chí luôn đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc và nhân dân lên hàng đầu.
Đồng chí Phan Văn Khải thăm Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore I (tháng 4- 2004).Ảnh: XUÂN LỘC
Đưa nền kinh tế vượt khủng hoảng, tăng trưởng ổn định
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là người được đào tạo bài bản tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov của Liên bang Xô viết. Sau tốt nghiệp, đồng chí về làm tại Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân (thuộc Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) giữ chức Trưởng phòng. Sau đó, đồng chí làm tại Ban Kinh tế của Trung ương Cục và vào Nam chiến đấu (đi B). Sau năm 1975, đồng chí làm việc tại Ủy ban Kế hoạch của TP.Hồ Chí Minh, rồi sau này lên làm Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh. Thời gian kế tiếp, đồng chí đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng rồi Thủ tướng Chính phủ. Ở cương vị này, đồng chí là người cải tổ Tổ nghiên cứu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và xây dựng nên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng trong 9 năm (1997-2006).
Khi đồng chí nhậm chức Thủ tướng (1997), kinh tế Đông Nam Á đang lâm vào khủng hoảng tài chính, Hàn Quốc và một số nước châu Á chịu tổn thất nặng nề. Trước tình hình đó, Chính phủ do Thủ tướng Phan Văn Khải đứng đầu đã nỗ lực đưa ra các giải pháp giải quyết khủng hoảng để nó không lan rộng. Những biện pháp tạm thời và có chiều sâu tiếp đó đã giúp giữ được nền kinh tế của Việt Nam lúc ấy dù tăng trưởng thấp 4,8% nhưng vẫn là tăng trưởng tốt, không chịu ảnh hưởng xấu như các nước: Hàn Quốc, Thái Lan… Không chỉ vậy, trong suốt thời gian đồng chí giữ cương vị Thủ tướng (1997-2006), bình quân tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là cao nhất và ổn định nhất (trung bình 7%/năm). Nền kinh tế vừa giữ được tốc độ tăng trưởng cao, bảo đảm được ổn định vĩ mô, vừa tạo được nhiều nhân tố mới cho tăng trưởng; tỷ lệ nợ công luôn đạt dưới 50% GDP.
“Cởi trói” cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển
Một đóng góp quan trọng nữa của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải vào phát triển kinh tế nước nhà chính là việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1999, là cơ sở, nền tảng cho sửa đổi các chính sách kinh tế sau này. Sau khi trở thành người đứng đầu Chính phủ, doanh nghiệp, doanh nhân và môi trường kinh doanh chính là một trong những mối ưu tiên hàng đầu của đồng chí. Đồng chí tập trung chỉ đạo nghiên cứu, sửa đổi Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty (ban hành từ 1990-1991) nhằm thể chế hóa quan điểm đổi mới của Hội nghị
Trung ương 4, đồng thời đáp ứng yêu cầu chính đáng của doanh nghiệp. Đặc biệt, việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1999 và ký quyết định hủy 268 giấy phép con (bằng khoảng 50% tổng sốgiấy phép) đối với doanh nghiệp của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã góp phần quan trọng, to lớn, giúp kinh tế tư nhân được giải phóng, khuyến khích sự sáng tạo và sự năng động của người dân. Luật Doanh nghiệp ra đời năm 1999 và sau đósửa đổi năm 2005, cũng như thị trường chứng khoán ra đời năm 2000 là những minh chứng sống động cho quan điểm nhất quán và tầm nhìn của đồng chí. Ngoài ra, đồng chí cũng đặt nền móng cho cuộc cải cách giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước, bộ, ngành vào nền kinh tế, từng bước hình thành nền kinh tế thị trường, mở rộng quyền tự do cho các doanh nghiệp. Nhờ đó, kinh tế đã cóbước phát triển mạnh.
Khởi đầu chiến lược hội nhập và phát triển kinh tế
Bên cạnh những đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải còn cócông lớn trong việc thúc đẩy hội nhập quốc tế. Là một nhà kinh tế với kiến thức chuyên môn sâu, một lãnh đạo được đào tạo bài bản, đồng chí rất tự tin khi tham gia các hoạt động đối ngoại. Đồng chí cùng tập thể các nhà lãnh đạo Việt Nam xây dựng một chiến lược hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam sau giai đoạn Việt Nam bình thường hóa quan hệ với các nước lớn, gia nhập ASEAN. Trong giai đoạn này, Việt Nam và Hoa Kỳ đã hoàn tất đàm phán và ký Hiệp định Thương mại song phương (BTA), đánh dấu bước tiến lịch sử trong quá trình bình thường hóa quan hệ hoàn toàn giữa hai nước. Cũng dưới sự lãnh đạo của đồng chí, các bộ, ngành của Việt Nam đã hoàn tất đàm phán để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO cuối năm 2006, chính thức hóa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở phạm vi toàn cầu và tạo vị thế mới cho nền kinh tế Việt Nam phát triển trong những năm sau đó.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là một đảng viên trung kiên, là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, về tinh thần cống hiến hết mình vì sự nghiệp cách mạng của Ðảng, của đất nước. Đồng chí mất đi nhưng hình ảnh một Thủ tướng hết lòng vì công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nước sẽ còn sống mãi trong chúng ta.
Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Phan Văn Khải
Tang lễ đồng chí Phan Văn Khải được tổ chức theo nghi thức Quốc tang.
Linh cữu đồng chí Phan Văn Khải được quàn tại Hội trường Thống Nhất, TP.Hồ Chí Minh. Lễ viếng đồng chí Phan Văn Khải được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, TP.Hồ Chí Minh, bắt đầu từ 8 giờ, ngày 20-3-2018 đến hết ngày 21-3-2018. Lễ truy điệu đồng chí Phan Văn Khải được tổ chức trọng thể lúc 7 giờ 30 phút, ngày 22-3-2018 tại Hội trường Thống Nhất, TP.Hồ Chí Minh. Lễ an táng lúc 11 giờ cùng ngày tại nghĩa trang quê nhà xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh.
Cùng thời gian này, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội cũng diễn ra Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Phan Văn Khải.
Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Phan Văn Khải tại TP.Hồ Chí Minh và tại Hà Nội. Trong hai ngày Quốc tang (ngày 20 và ngày 21-3-2018), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
(责任编辑:La liga)