Đó là Phạm Lê Tịnh Nhi (SN 2004,ữsinhtuổichọnduhọkết quả deportivo cali TP.HCM), du học bằng Tú tài quốc tế IB trong 2 năm (tương đương cấp THPT) từ lớp 11 tại trường GHIS của Israel. Trước đó, Nhi là học sinh chuyên Văn của Trường chuyên Trần Đại Nghĩa từng đạt huy chương Vàng môn ngữ Văn kì thi Olympic 30/4.
Phạm Lê Tịnh Nhi, cựu học sinh chuyên Văn Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa |
Quyết tâm đến đất nước “lạ”
Chia sẻ về câu chuyện du học, Nhi cho biết bản thân đã tự mày mò nghiên cứu về du học bằng Tú tài và nhận ra IB là tấm vé thông hành đến các trường đại học top đầu thế giới. Sau 1 thời dài tìm hiểu, em quyết tâm chọn Israel bất chấp phản đối kịch liệt của gia đình.
“Bố mẹ nhất quyết cấm em đi du học vì em chỉ thông báo sau khi nhận tin trúng tuyển vào chương trình”. Thời điểm đó, nữ sinh đã hoàn thành lớp 11 và chỉ còn 1 năm THPT nữa là có thể tự do chọn học đại học trong nước hay du học.
Bố mẹ Nhi lo lắng vì năm trước, tại Israel đa xảy ra có xung đột,
Để thuyết phục, hàng ngày Nhi đều cho bố mẹ xem các bài báo, video cuộc sống tại Israel, câu chuyện du học thành công khác của anh chị đi trước và cả những người bạn đã từng du học sớm hơn mình 2 năm.
“Em đã tìm hiểu rất kỹ trước khi đưa ra quyết định. Hơn hết, em apply vào trường có xuất là từ 1 NGO với mục tiêu giải quyết mâu thuẫn và tạo ra cộng đồng hòa bình tại Israel. Trong chuyến đi, em không hề cô đơn vì em du học cùng người bạn thân của em” - Nhi nói.
Du học không có IELTS
Nhi bắt đầu chuẩn bị hồ sơ từ tháng 3 và em không hề có IELTS hay bất kì chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế nào. Ngoài ra, chương trình yêu cầu rất nhiều vòng thi tuyển và mỗi vòng có thời hạn rất ngắn.
“May mắn vòng đơn chỉ yêu cầu em nộp lý lịch và điểm học bạ nên không quá căng thẳng” - Nhi nói.
Đến vòng phỏng vấn đầu tiên, Nhi thực sự lo lắng khi Tiếng Anh của mình chỉ dừng ở mức đủ dùng. Nhi tập nói hàng ngày và tham khảo rất nhiều từ các anh chị đi trước. Đến cuối buổi phỏng vấn, Nhi mới thực sự sốc khi trường yêu cầu em phải viết 2 bài luận về chủ đề tôn giáo và xã hội chỉ trong 1 tuần.
“Ngay khi được giao đề, em tự hỏi ‘ủa, cái gì thế này?’ vì gia đình em không ai theo tôn giáo nào cả, và thời gian chuẩn bị quá ngắn”, Nhi nhớ lại.
Không kiến thức về chủ đề bài luận, không biết viết luận như thế nào và khả năng tiếng Anh hạn chế, Nhi phát khóc, muốn bỏ cuộc. Thời điểm đó, nữ sinh đang chuẩn bị thi học kì 2, vừa chuẩn bị thi Olympic và nộp hồ sơ cùng 1 lúc.
Nữ sinh quyết định đánh liều gửi mail cho trường xin dời hạn và được đồng ý cho thêm thời gian 3 ngày. Chính vì vậy, Nhi lại có động lực tiếp tục apply vì nhận thấy trường rất quan tâm tới học sinh.
Nữ sinh thường xuyên thức tới sáng để tìm kiếm thông tin cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, viết lại vào 1 bản những gì tìm được và bắt đầu xây dựng bài viết từ thông tin thô. Ngoài ra, Nhi phải đọc ghi chú lại rất nhiều vì có những thuật ngữ khoa học.
“Trong tuần viết, em chỉ kịp hoàn thiện chứ không nhờ người khác kiểm tra giúp. Em không có 1 ai định hướng cả, chỉ viết rồi dịch ra tiếng Anh sau đó check lỗi ngữ pháp bằng các phần mềm miễn phí trên mạng” - Nhi tâm sự.
Một khó khăn nữa ập đến với Nhi là yêu cầu làm việc nhóm cùng học sinh quốc tế.
“Em sợ nhất vì phải làm việc và nói chuyện bằng tiếng Anh với các bạn cùng tham gia chương trình. Chúng em chia ra bàn luận theo nhóm nhỏ và hùng biện biến đổi khí hậu. Ngoài ra, 1 chủ đề nữa là phân biệt chủng tộc và chủ đề này chúng em không chuẩn bị trước. Lúc đấy vốn Tiếng Anh đủ để nói đơn giản”.
Sau đó, Nhi nhận được thư phỏng vấn vòng tiếp theo. Do đã từng tham gia 1 buổi phỏng vấn từ trước, lần này nữ sinh có tự tin hơn. “Em không quá suy nghĩ về chuyện khó khăn nữa. Cho dù không đậu thì mình cũng đã có trải nghiệm vô cùng đáng nhớ rồi” - Nhi kể.
Kết quả, nữ sinh đã trúng tuyển vào chương trình IB của trường GHIS. Sau đó, Nhi tiếp tục nộp đơn xin hỗ trợ tài chính và nhận được học bổng 80%. Sau khoảng 1 học kì, nữ sinh đạt 34/35 điểm 5 môn học và nằm trong top học sinh xuất sắc của trường.
“Mới đầu sang, em học môn Chính trị nhưng kiến thức của em không nhiều. Khi giáo viên đặt vấn đề, các bạn đưa ra vô vàn câu hỏi và phản biện với nhau trong lớp. Để vượt qua, em luôn cố gắng chuẩn bị bài vở trước”.
Hiện tại, Nhi đang học Khoa học máy tính và sắp tới sẽ làm các dự án liên quan mà em ưa thích. “Trường rất quan tâm đến sở thích của học sinh và chúng em được tự do lựa chọn chủ đề nghiên cứu mà mình muốn”, Nhi hào hứng
Sau 1 khoảng thời gian, Nhi nhận thấy Israel là một đất nước khá an toàn, mọi người luôn trong trạng thái cảnh giác và Chính phủ luôn cố gắng hạn chế các xung đột.
Ngoài ra, địa phương thường xuyên kiểm tra phản ứng tình huống của người dân. “Thỉnh thoảng, còi báo động sẽ hú lên vào tất cả mọi người sẽ chạy vào hầm trú ẩn. Sau đó sẽ có thông báo đó là tập dượt và mọi người lại quay trở lại cuộc sống bình thường” - Nhi chia sẻ.
Doãn Hùng
Đang học lớp 11 chuyên Anh Trường THPT Chuyên Trần Phú (Hải Phòng), Ngọc Hoa “khóc hết nước mắt” mới có thể thuyết phục được bố mẹ cho sang Ấn Độ du học. Sau 2 năm, Hoa lại tiếp tục tìm kiếm những trải nghiệm mới trên đất Mỹ.