Trường ĐH Ngoại thương dự kiến tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2019 với tổng chỉ tiêu là 3850,ườngĐHNgoạithươngcôngbốphươngántuyểnsinhĐHmớinăkèo pháp giữ ổn định so với năm 2018. Trong đó, tại cơ sở Hà Nội là 2750, tại cơ sở TP Hồ Chí Minh là 950 và tại cơ sở Quảng Ninh là 150.
Năm 2019, Trường ĐH Ngoại thương tuyển sinh theo 4 phương thức, gồm: xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập 3 năm THPT; xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPT quốc gia năm 2019; xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019; xét tuyển thẳng.
Với phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập 3 năm THPT: dự kiến triển khai vào tháng 05/2019 ngay sau khi các thí sinh kết thúc chương trình học THPT. Các thí sinh đăng ký theo phương thức xét tuyển này nếu không trúng tuyển hoặc không xác nhận nhập học có thể tiếp tục tham gia các phương thức xét tuyển còn lại.
Đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, điều kiện để thí sinh tham gia phương thức này như sau:
- Là học sinh các lớp chuyên Toán, Lý, Hóa, Văn và ngoại ngữ của các trường THPT chuyên trong hệ thống giáo dục trung học phổ thông toàn quốc tốt nghiệp năm 2019.
- Có điểm trung bình chung học tập của ba năm lớp 10, 11, 12 từ 8,0 trở lên, trong đó có điểm trung bình chung học tập ba năm lớp 10, 11, 12 của 02 môn trong tổ hợp xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ) đạt từ 8,5 điểm trở lên; Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên;
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS từ 6,5 (academic) trở lên, hoặc TOEFL PBT từ 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 90 trở lên, hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên;
Đối với chương trình thuộc ngành ngôn ngữ, chuyên ngành ngôn ngữ thương mại, kiện để thí sinh tham gia phương thức này như sau:
- Là học sinh các lớp chuyên ngoại ngữ của các trường THPT chuyên trong hệ thống giáo dục trung học phổ thông toàn quốc tốt nghiệp năm 2019.
- Có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 8,0 trở lên; Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên;
- Có chứng chỉ quốc tế cụ thể như sau:
+ Đối với chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại: Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (academic) từ 6,5 trở lên, hoặc TOEFL PBT từ 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 90 trở lên.
+ Đối với chuyên ngành Tiếng Nhật Thương mại: có chứng chỉ tiếng Nhật trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt trình độ từ N3 với mức điểm từ 130/180 điểm trở lên của kỳ thi Năng lực tiếp Nhật JLPT do Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation – JF) và Hiệp hội hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản (Japan Educational Exchanges and Services – JEES) phối hợp tổ chức.
+ Đối với chuyên ngành Tiếng Trung Thương mại: có chứng chỉ tiếng Trung trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt trình độ từ HSK 4 với mức điểm 280/300 điểm trở lên do Hanban cấp.
+ Đối với chuyên ngành Tiếng Pháp Thương mại: có bằng tiếng Pháp trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) từ DELF - B2 trở lên do Đại sứ quán Pháp cấp.
Với phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPT quốc gia: áp dụng đối với các chương trình chính quy giảng dạy bằng tiếng Anh, dự kiến triển khai vào tháng 7/2019 (ngay sau khi có kết quả thi THPT quốc gia) trước khi thực hiện phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia. Các thí sinh đăng ký theo phương thức xét tuyển kết hợp nếu không trúng tuyển hoặc không xác nhận nhập học có thể tiếp tục tham gia phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019.
Điều kiện để thí sinh tham gia phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPT quốc gia như sau:
- Có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 7,5 trở lên; Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên;
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (academic) từ 6,5 trở lên, hoặc TOEFL PBT từ 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 90 trở lên, hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên và có tổng điểm 2 bài/môn thi THPTQG năm 2019 (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển) trong tổ hợp môn xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ) đạt từ điểm sàn xét tuyển theo phương thức kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPTQG theo thông báo tuyển sinh năm 2019 của trường (dự kiến thông báo sau kỳ thi THPT quốc gia) trở lên.
Các chương trình đào tạo giảng dạy bằng tiếng Anh xét tuyển theo phương thức xét tuyển kết hợp là các chương trình được xây dựng nhằm cung cấp kiến thức hiện đại, cập nhật, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, hình thành tâm thế sẵn sàng thích nghi với những biến đổi của môi trường kinh tế - xã hội, giúp người học hội đủ các điều kiện để trở thành công dân toàn cầu. Chương trình có sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia, giảng viên nước ngoài, cộng đồng tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Dự kiến tổng chỉ tiêu tuyển sinh áp dụng theo phương thức xét tuyển kết hợp cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh là 780, trong đó tại Hà Nội là 510 và tại TP Hồ Chí Minh là 270.
Với phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019: về cơ bản không thay đổi so với phương thức xét tuyển của năm 2018. Năm 2019, dự kiến trường sẽ bổ sung tổ hợp xét tuyển D01 cho ngành ngôn ngữ Pháp, chuyên ngành Tiếng Pháp Thương mại.
Dự kiến tổng chỉ tiêu tuyển sinh áp dụng phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019 là 2980, trong đó tại Hà Nội là 2150, tại TP Hồ Chí Minh là 680 và cơ sở Quảng Ninh là 150.
Với phương thức xét tuyển thẳng: theo quy định xét tuyển thẳng của trường năm 2019.
Thanh Hùng