TheáchmạngcôngnghiệpPhầnmềmviếttintựđộngsẽđedọabáochíbong da anh 2o đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ TT&TT) đưa ra tại hội thảo “Hạ tầng viễn thông băng rộng trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4” do Bộ TT&TT tổ chức mới đây, những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, trên các mặt kinh tế, quản lý xã hội, báo chí truyền thông, con người...
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mở ra những thị trường mới, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng…, tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng đặt ra những thách thức như có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, gây đảo lộn thị trường lao động do trí tuệ nhân tạo được áp dụng trong tự động hóa.
Doanh nghiệp cần năng động, sáng tạo hơn
Năm 2015, McKinsey công bố nghiên cứu cho thấy, với công nghệ hiện nay có thể tự động hóa được 45% mọi hoạt động được trả công của con người. Không chỉ nhân lực kỹ năng thấp mà nhân lực kỹ năng trung bình sẽ dần bị trí tuệ nhân tạo, robot thay thế.
Xu hướng áp dụng các nền tảng công nghệ số trong cả cung và cầu tạo sự đột phá trong cấu trúc các ngành hiện tại, tạo ra nền kinh tế chia sẻ hay theo nhu cầu, thể hiện ở 4 khía cạnh: có thể hiểu và tiếp cận khách hàng dễ dàng, cung cấp trải nghiệm sống động, chi phí hợp lý nhưng thách thức là khách hàng ngày càng am hiểu công nghệ và hay thay đổi.
Cùng đó sẽ giúp nâng tầm sản phẩm. Số lượng lớn sản phẩm và dịch vụ được siêu kết nối đang làm thay đổi ranh giới giữa các ngành công nghiệp, tạo nên ngành mới, “đe dọa” ngành hiện có (ví dụ như Uber, Airbnb).
Do đó, các công ty phải sáng tạo hơn nhiều trong sản phẩm, dịch vụ và cả mô hình hợp tác để đáp ứng môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn và thay đổi rất nhanh chóng.
Ngoài ra, cấu trúc và văn hóa tổ chức hiện nay chủ yếu phù hợp cho nền kinh tế công nghiệp, cần sự điều chỉnh cho phù hợp nền kinh tế số có tính toàn cầu hơn, biến đổi nhanh hơn.