Gần suốt cả năm nay,ỗiđauképcủanữđạket qua cac tran từ trước và sau tháng 4/2011, khi tòa sơ thẩm ra quyết định chấp thuận cho ly hôn - là những thời điểm con chị phải chuyển trường liên tục. Điều đáng nói, hơn một tháng nay, các cháu không được tới trường học cùng các bạn, chỉ vì lý do từ phía người cha tìm cách cản trở. Lo con thất học, chị gõ cửa khắp nơi.
Những nơi chị đến, không chỉ là các cấp chính quyền sở tại nơi sinh sống, nơi con theo học, mà cả những địa chỉ có chức năng can thiệp được việc đảm bảo cho trẻ trong độ tuổi đi học được tới trường bình yên và ổn định. Chuyện "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" của mẹ con chị đã được bộc bạch đến Ủy ban pháp luật của Quốc hội, Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Hồ sơ của chị chất chứa nỗi đau. 6 năm sống chung với rất nhiều những bất đồng về quan điểm và lối sống. Mâu thuẫn xảy ra liên tiếp và kết thúc bằng bản án ly hôn. Tòa sơ thẩm xử chị được nuôi hai con chung. Chị không yêu cầu chồng đóng góp gì.
Rồi người chồng đòi chia tài sản, một “khối tài sản hàng chục tỷ đồng” của công ty do bố chị gây dựng. Chồng chị tìm đến trường con học, không phải thăm nom mà để "gây mất trật tự phiền nhiễu môi trường sư phạm".
Chị cho biết, người chồng thường cố tình đến trường buộc cô giáo cho đón con sai lịch và đã từng giữ cháu cả tuần mà không cho con đến lớp. Thậm chí, còn có những hành vi thiếu nhã nhặn với cô giáo....
Không chỉ vậy, khi con ốm phải đi cấp cứu, anh còn đến mang con đem về, bất chấp phác đồ điều trị của bác sĩ. Thậm chí còn nhiều lần nhắn tin đe dọa. Vì quá lo lắng với những hành vi bất thường của người cha - chị đành phải tạm thời lựa chọn việc bảo toàn tính mệnh và sức khỏe của con thay vì việc đi học hàng ngày, để chờ người cha nghĩ lại.
Hơn một tháng nay, dù học kỳ 1 của năm học sắp kết thúc, nhưng con chị vẫn không được đến trường; các trường dù muốn tạo điều kiện cũng khó.
Mong con được đến trường?
Để các con không bị thất học, chị đã phải nhiều lần viết đề nghị nhà trường xem xét "cho con được đến lớp bình thường như các bạn".
Trong thư phúc đáp cuối tháng 1/2011, nhà trường viết "trong thời gian qua, nhà trường gặp phải tình trạng bất ổn do có sự không thống nhất về việc đón con giữa hai bố - mẹ. Sự to tiếng cộng với sự có mặt của công an, cảnh sát đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của nhà trường, gây tâm lý căng thẳng cho các con, phụ huynh và các cán bộ giáo viên và Ban Giám hiệu".
"Nhà trường vô cùng lo lắng khi tiếp nhận cháu đi học trở lại sẽ xảy ra sự việc tương tự..." - một vị hiệu trưởng băn khoăn.
Khi con được chuyển sang trường khác - Ban Giám hiệu trường cũng phải họp cấp tốc xem xét việc ngừng học của con chị. Dù chị đã nhìn nhận "từ khi các cháu đi học tại trường đến nay đã khiến trường gặp một số khó khăn vì cha cháu đến trường có những lời lẽ chưa chuẩn mực..."
Tuy nhiên vị hiệu trưởng này quả quyết: "nhà trường không thể ngăn được bố cháu khi anh ấy vào trường, đi lại tự do... Nhà trường rất hiểu việc cháu bị nghỉ học hiện nay là rất ảnh hưởng đến các cháu. Nhưng việc an toàn cho các học sinh trong trường là rất cần thiết".
"Do đó nhà trường đề nghị, bố mẹ của con tự giải quyết mâu thuẫn nội bộ, thống nhất việc đưa đón con, không ảnh hưởng đến nhà trường. Khi đó, con lại đến lớp bình thường" - vị hiệu trưởng mong muốn.
Tuy nhiên, khi bên chị đề nghị thỏa thuận thì phía bên người chồng lại kiên quyết khước từ. Vậy làm sao hai đứa trẻ có thể sớm trở lại môi trường học tập phát triển ổn định được khi người cha lại có những hành vi ngăn cản con mình tới lớp và gây phiền nhiễu tới các trường?
Mong rằng, người chồng hãy để lương tâm, tình thương và trách nhiệm của một người cha dẫn dắt. Điều quan trọng nhất lúc này là tuyệt- đối- không- xâm-phạm đến quyền tới trường của hai đứa trẻ, để các con được đi học trong bình yên; hãy vì tương lai của chúng!