Cuối tháng 6 này,ótxabégáituổibịungthưđauđớnchắptaycầuxinsựsốkết quả leed cô bé Nguyễn Thị Cẩm My sẽ tròn 6 tuổi. Trong khi những đứa trẻ khỏe mạnh khác còn đang vui vẻ chuẩn bị hành trang vào lớp 1 thì con lại ngày ngày bị tra tấn bởi căn bệnh ung thư hiểm ác. Trên tay của con đầy dấu vết của kim đâm. Hơn 1 năm nay, đau đớn trên thân xác mà Cẩm My gánh chịu thậm chí vượt xa nỗi đau của nhiều người lớn đã sống một đời. Gặp Cẩm My lần đầu, nếu không biết trước, có lẽ chẳng ai tin con đang mang trong mình căn bệnh hung hiểm. Với mái tóc đang lởm chởm mọc, khuôn mặt hay nhăn nhó, người ta chỉ nghĩ con là một đứa trẻ khó tính. Thế nhưng, cô bé ấy đang phải ngày đêm chiến đấu với tử thần để giành giật sống còn. Khoảng tháng 3 năm ngoái, sau nhiều ngày đau bụng quằn quại, bác sĩ phát hiện trong bụng của Cẩm My có một khối u lớn của vùng sau phúc mạc và phúc mạc. Cho đến tận bây giờ, chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, mẹ của con vẫn còn chưa hết tự trách mình vì không nhìn ra sự khác thường ở con gái sớm hơn. “Lúc đó cả gia đình bàng hoàng lắm. Vì phát hiện bệnh trễ, tế bào ung thư đã di căn lên vùng hốc mắt của bé. Đợt nghỉ lễ 30/4 năm ngoái, đôi mắt con hơi lồi, xung quanh bầm tím như bị đánh, tội nghiệp con”, chị Tâm nấc nghẹn. Tháng 5/2021, Cẩm My chưa đầy 5 tuổi bắt đầu gia nhập đội ngũ “đầu trọc”. Những đợt thuốc hóa chất cứ thế đánh vào cơ thể non nớt. Đứa trẻ vốn hoạt bát, vui vẻ nhưng sau khi bị vài đợt thuốc nóng như thiêu đốt hành hạ đến ăn ngủ không ngon, con dần tắt nụ cười. Mùa hè năm ngoái, dịch Covid-19 bùng phát ở thành phố, mẹ con Cẩm My bị mắc kẹt nhiều tháng trong căn phòng trọ nhỏ chỉ khoảng 6m2, kín bưng, bức bối. Cứ cách khoảng 2 tuần, hai mẹ con lại đi xét nghiệm Covid-19 để vào bệnh viện truyền thuốc. Đau đớn vì bệnh, lại sợ sệt mỗi lần phải lấy mẫu xét nghiệm, cô bé gào khóc, oán trách mẹ không cho về nhà. Người mẹ chua xót cho con gái: “Bệnh khiến con đau lắm. Cứ từng cơn, từng cơn, con đau quặn, co rúm cả người. Tôi nào dám đưa con về”. Bởi khối u lớn, lại ôm sát mạch máu nên chưa thể thực hiện ca phấu thuật cắt bỏ, các bác sĩ quyết định đánh thuốc hóa chất cho con đến khi nào khối u teo nhỏ thì sẽ mổ. Đến nay, sau hơn 1 năm, con đã phải truyền 15 đợt thuốc nhưng tình trạng khối u vẫn không có tiến triển. Vì vậy, con chỉ có thể tiếp tục đánh thuốc hóa trị. Thế nhưng, cha mẹ con đã không còn nơi cậy nhờ để tiếp tục cứu chữa cho con. Vốn chẳng có đất đai canh tác, trước khi Cẩm My bị bệnh, vợ chồng chị Tâm cật lực đi làm mướn, chi tiêu dè xẻn, chắt bóp dành dụm được hơn 40 triệu đồng. Họ dự định sẽ dựng căn nhà nhỏ để xin cha mẹ ra ở riêng. Thế nhưng, chưa kịp làm nhà thì con gái út đã đổ bệnh. Chị Tâm nhẩm tính, mỗi tháng, chỉ riêng tiền viện phí và tiền trọ ít nhất cũng đã 10 triệu đồng, còn chưa kể ăn uống, mua thuốc bên ngoài và những đợt con sốt cao, thiếu máu, phải nhập viện. Một mình anh Nguyễn Văn Hiếu đi làm phụ hồ chẳng thể cáng đáng được. Toàn bộ số tiền tích cóp trong nhiều năm nhanh chóng hết sạch. Hơn 1 năm chữa bệnh cho con gái, vợ chồng chị phải vay mượn của họ hàng, người quen, số tiền lên tới cả trăm triệu đồng. Đến nay, đã chẳng còn ai có thể giúp thêm. Chưa lo được tiền cho đợt thuốc tới của con, chị Tâm lại càng lo lắng khi cuối tháng 6, con hết tuổi nhi đồng, bảo hiểm y tế sẽ chỉ chi trả cho 80%, đến lúc đó, gánh nặng viện phí sẽ còn nhiều hơn hiện tại. chị đành phải cầu cứu khắp nơi. Ông Đặng Văn Mừng, trưởng ấp Qui Lân 3, xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thành, TP. Cần Thơ cho biết, ở quê, gia đình anh Hiếu, chị Tâm chưa có nhà riêng, sống nhờ nhà nội. Hằng ngày chăm chỉ đi làm mướn để nuôi 3 đứa con. Khi bé Cẩm My bệnh, địa phương cũng cố gắng hỗ trợ nhưng chẳng đáng là bao. Gia đình chị Tâm phải tự lo liệu nên vô cùng khó khăn. Mong sao có các nhà hảo tâm giúp đỡ để bé My tiếp tục được điều trị bệnh. Khánh Hòa
|