Phát biểu tại Hội thảo quốc tế 4G LTE tiểu vùng sông Mekong với chủ đề “Qui hoạch tổng thể 4G tại Việt Nam và kinh nghiệm triển khai 4G tại các nước khác” được tổ chức Ngày 26/3/2015,ênbốthậntrọngkhiGkềngayđầungõkèo trực tuyến ông Mantosh Malhotra, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của hãng Qualcomm nhấn mạnh 4G tăng trưởng rất mạnh trên toàn cầu. Hiện có hơn 7 tỉ thiết bị di động trong đó hơn 3,6 tỉ người dùng. Với 4G LTE, thế giới hiện có khoảng 500 triệu thuê bao. Ông cho rằng Việt Nam không nên chậm chân khi có cơ hội tận dụng. Hiện tại, mạng 3G đã quá tải, không đảm bảo mặt tốc độ và dữ liệu. Trong khi đó, giá thành thiết bị thông minh ngày càng rẻ. Người dùng có thể mua smartphone cấu hình tốt với giá dưới 100 USD. Lãnh đạo ngành viễn thông các nước tiểu vùng sông Mekong đã trao đổi kinh nghiệm làm thế nào để phát triển hài hòa công nghệ 4G, đạt hiệu quả cả về chi phí đầu tư cũng như hiệu suất khai thác. Trong bối cảnh băng thông, băng tần hạn chế, sự đồng thuận giữa các quốc gia là điều rất cần thiết. Ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng, Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) cho biết, việc triển khai cấp phép 4G cần theo các nguyên tắc cung cấp dải tần số cần đúng thời điểm, nhu cầu của thị trường và thiết bị đầu cuối đủ lớn. Theo đó, dải tần số 800 MHz được đưa vào thử nghiệm năm 2015 và triển khai thương mại vào năm 2016. Từ năm 2012, công nghệ 4G đã có sự phát triển vượt bậc và từng bước thay thế công nghệ 3G. Đến cuối năm 2014, hơn 300 đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông tại hơn 100 quốc gia đã cung cấp dịch vụ 4G. Châu Á cũng có đến 61 đơn vị ở 25 quốc gia. Riêng ở khu vực Đông Nam Á, dịch vụ 4G đã phát triển thành công và phổ biến tại Singapore, Malaysia, Indonesia, Brunei… Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Trường Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật - Tin học Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho hay IPv6 đã thử nghiệm thành công và sẵn sàng triển khai chính thức mạng băng rộng. Giai đoạn chuyển đổi sang IPv6 sẽ diễn ra trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2019. Về phía các nhà mạng, cả VNPT và Viettel đều cho thấy họ đã sẵn sàng cho 4G. Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đã lập ra một nhóm nghiên cứu 4G từ năm 2014. ông Hồ Trí Dũng, Trưởng phòng Kỹ thuật Tập đoàn Viettel chia sẻ, Viettel đã triển khai thí điểm trước ở Lào và Campuchia trên dải 1800 MHz và 2600 MHz trong năm 2015. Viettel đang đi theo xu hướng sẽ dịch chuyển từ “Alo” sang “ICT”. Không chỉ là dịch vụ điện thoại mà khách hàng của Viettel có thể hưởng các dịch vụ CNTT, viễn thông một cách đa dạng hơn trong các lĩnh vực thiết yếu với người dân như giao thông, y tế... Tuy nhiên, Viettel cho hay họ sẽ cân nhắc việc có triển khai trên diện rộng hay không. Trong khi đó, đại diện VNPT nhận định dịch vụ data sẽ mang lại nhiều lợi nhuận trong thời gian sắp tới. |