Đại diện VLA nhận xét,ướcchuyểnđổisốcơbảnvớidoanhnghiệty le keo.nha cai mức độ ứng dụng khoa học công nghệ tại doanh nghiệp logistics chưa cao. 30% các ứng dụng công nghệ thông tin đang được sử dụng là các ứng dụng cơ bản như hệ thống quản lý giao nhận, kho bãi, trao đổi dữ liệu điện tử, quản lý vận tải và khai báo hải quan. Các phần mềm tiêu chuẩn quốc tế chưa ứng dụng được nhiều tại Việt Nam. Cơ bản các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức số hoá, lưu trữ dữ liệu điện tử chứ chưa thực sự kết nối khả năng tra cứu số liệu hay xử lý đơn hàng trên các nền tảng trực tuyến. Khó khăn chính trong việc chuyển đổi số là về tài chính, con người và lựa chọn công nghệ thích hợp. Chi phí đầu tư cho chuyển đổi số rất lớn: từ 200 triệu đồng đến hàng chục tỷ đồng cho việc triển khai các giải pháp logistics. Trong khi đó khoảng hơn 80% hội viên VLA là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên thiếu vốn đầu tư. Ngành logistics hoạt động phụ thuộc vào các hoạt động phức tạp giữa nhiều bên liên quan. Nhu cầu giao hàng nhanh chóng và đúng thời hạn buộc các công ty phải chuyển đổi số hệ thống và doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, các doanh nghiệp logistic còn phải đối diện với áp lực cạnh tranh gay gắt trong thị trường dẫn tới yêu cầu cần phải tối ưu hóa thời gian, chi phí và hoạt động. Việc quá trình vận chuyển bị tắc nghẽn do đại dịch đặc biệt khó giải quyết đối với các công ty không có đủ sự gắn kết trong hoạt động. Chuyển đổi số logistic sẽ giúp các doanh nghiệp có thể minh bạch thông tin, tối ưu được chi phí hoạt động và nhanh chóng xử lý những sự cố bất ngờ trong quá trình vận chuyển hàng hoá. Từ kinh nghiệm của đơn vị đã cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp logistics, bà Nguyễn Hoàng Anh, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc vận hành Công ty Abivin nêu ra 5 bước chuyển đổi số cơ bản gồm: Rà soát mong muốn – Dành thời gian tìm ra vấn đề nhức nhối nhất của doanh nghiệp cần được triển khai; Đánh giá độ sẵn sàng cho việc tái cấu trúc dựa trên yếu tố con người và dữ liệu; Rà soát quy trình - Doanh nghiệp cần biết mình đang ở đâu, đã sẵn sàng cho việc chuyển đổi số; Tìm giải pháp phù hợp - Tự xây dựng một hệ thống dựa trên quy trình có sẵn hoặc tận dụng các nhà cung cấp giải pháp; Nuôi dưỡng cam kết - Xây dựng một văn hóa tôn trọng, đề cao sự mới mẻ và tinh thần học hỏi. Đại diện VLA đưa ra khuyến nghị, ngành logistics cần triển khai quyết liệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 749. Đề nghị Nhà nước hỗ trợ việc cải cách thủ tục hành chính liên quan, hỗ trợ nguồn vốn trong điều kiện có thể, nhất là doanh nghiệp đi đầu trong chuyển đổi số. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/6/2020 đã xác định 8 ngành, lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số, trong đó có logistics cùng với giao thông vận tải. Đông Phong Năm 2021, khi thị trường vận chuyển và chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần phục hồi thì tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh diễn biến xấu đã làm cho hoạt động vận tải - logistics bị ảnh hưởng nặng. Chuyển đổi số logistic sẽ giúp các doanh nghiệp có thể minh bạch thông tin, tối ưu được chi phí hoạt động. (Ảnh minh họa: Internet) Doanh nghiệp vận tải và logistics cần ứng dụng công nghệ để tăng sức cạnh tranh