Việc mua những căn nhà hay căn hộ tại các dự án đang bị cầm cố luôn tiềm ẩn những rủi ro. Vì vậy,ủiropháplýkhimuanhàtạidựánbịcầmcốlịch bóng đá anh trước khi quyết định mua, người tiêu dùng cần phải tìm hiểu kỹ. |
Người mua nhà có thể tìm hiểu dự án mình quan tâm thông qua Sở Xây dựng và ngân hàng. Ảnh: Tiên Giang |
Quan tâm đến tính pháp lý của dự án Một câu hỏi được nhiều người tiêu dùng quan tâm nhất sau việc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM công bố 77 dự án bất động sản (BĐS) đang “cắm” ở ngân hàng là liệu mua nhà hay căn hộ ở những dự án đó rủi ro có cao không? Thực tế cho thấy, những ngày qua khách hàng mua các căn hộ dự án ở TP.HCM đang rất hoang mang. Mặc dù nhiều chủ đầu tư đã tìm mọi cách để trấn an, song niềm tin dường như không còn như trước. Chia sẻ với phóng viên Báo Đấu thầu xung quanh vấn đề này, Tổng giám đốc của một công ty BĐS lớn ở TP.HCM cho rằng, việc mua nhà đối với những dự án đang thế chấp ở ngân hàng đương nhiên là có rủi ro. Nhiều khách hàng trước khi đặt bút ký hợp đồng mua nhà hay căn hộ cũng hình dung được ít nhiều những rủi ro có thể đến với mình. Tuy nhiên, đứng giữa sự câu thúc của nhu cầu cần chỗ ở và khả năng tài chính hạn hẹp, nên không ít khách hàng chấp nhận “đi kèo dưới”, tức cắn răng chịu nhiều thua thiệt. Theo Luật sư Trần Khánh Ly, để tránh những rủi ro về mặt pháp lý, người mua nhà hay căn hộ nên quan tâm đến tính pháp lý của dự án, đừng giao dịch vội khi chưa nắm được chính xác bất cứ thông tin gì. Hai đầu mối thông tin quan trọng mà người mua nhà cần đến để tìm hiểu dự án mình đang quan tâm đó là Sở Xây dựng và các ngân hàng. Tại hai nơi này, khách hàng có thể yêu cầu cung cấp thông tin về dự án của mình xem thủ tục pháp lý về lĩnh vực xây dựng có gặp vướng mắc gì không, và dự án đó đã bị “cầm cố” hay chưa. Không nên quá bi quan Trước nhu cầu về nhà ở của người dân ngày càng cao, việc có nhiều chủ đầu tư nhảy vào lĩnh vực BĐS cũng là điều dễ hiểu. Song, với những gì đang diễn ra cho thấy, bên cạnh đa số những chủ đầu tư uy tín, bài bản, làm ăn chuyên nghiệp, vẫn còn một số “tác chiến” theo kiểu chụp giựt, bất chấp quyền lợi của khách hàng. “Việc cầm cố tài sản hoặc cầm cố dự án là hết sức bình thường. Nó chỉ không bình thường khi chủ đầu tư mất khả năng thanh toán, bị ngân hàng siết dự án để đòi nợ. Cũng có những chủ đầu tư làm ăn uy tín, nhưng do thị trường rơi vào lúc khó khăn, hàng không bán được, dẫn đến để xảy ra những trường hợp bất khả kháng” - một chủ đầu tư BĐS phân tích. Luật sư Văn Đình Tùng cho biết, theo quy định hiện hành, từ 1/7/2015, Luật Kinh doanh BĐS 2014 chính thức có hiệu lực. Nghĩa là, doanh nghiệp BĐS phải được ngân hàng bảo lãnh khi bán, cho thuê nhà hình thành trong tương lai. Không chỉ lựa chọn chủ đầu tư uy tín, khách hàng nhất thiết phải chú ý đến việc bảo lãnh của ngân hàng đến từng căn hộ đã thế chấp và bảo lãnh về tiến độ giao nhà đúng thời hạn. Đặc biệt, người mua phải hiểu rõ các nội dung nêu trong hợp đồng liên quan đến sở hữu, trách nhiệm của chủ đầu tư. Theo Báo Đấu thầu |