Sáng nay,Đừngbắtnhàgiáolàmnhữngđiềutráilươngtâmvấybẩndanhdựthứ hạng của dewa united Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ, GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay, các nhà giáo đang sống và làm việc trong những ngày tháng có quá nhiều cung bậc cảm xúc, với rất nhiều suy tư và trăn trở. Ngọn nguồn của giáo dục là sự tử tế, yêu thương “Khi người ta chưa vượt qua được cái tôi nhỏ bé, khi người ta chưa thương yêu được người khác như chính thương yêu mình thì sân si sẽ còn làm lòng ta trĩu nặng. Khi còn ý nghĩ hơn người chỉ là hơn về tiền bạc, về địa vị là trên hết, mà quên rằng cái quý hơn là lẽ sống và cách sống của mỗi người, thì những này kia còn hiển hiện cũng là lẽ thường tình. Dẫu sao, đừng để những xót xa, trĩu nặng xâm lấn vào hồn con trẻ. Mọi người hãy nhớ rằng, đừng vì những vị kỷ riêng tư, những gì bức xúc, bột phát, những chiều chuộng thái quá mà làm tổn thương thầy cô chân chính để rồi họ bất lực, buông xuôi thì con cái mỗi gia đình sẽ ra sao, trước khi nói đến những điều lớn lao hơn thế”, GS Minh nói. Theo thầy Minh, các thầy cô đang đối diện với nhiều gian khó, cả về vật chất lẫn tinh thần. "Những vấn nạn đau lòng, trò chửi thầy, phụ huynh làm nhục thầy cô; thầy cô vướng vào những chuyện lùm xùm... rồi anh em giằng xé đất đai và tan nát luôn cả tình máu mủ. Có những biện minh rằng đó là số ít. Vâng, có thể rất ít, nhưng xin hãy nhìn nhận một cách đúng mức hơn, căn cơ hơn, và hãy dám đối diện với nó để tìm cách hóa giải. Rừng sẽ cháy bắt đầu từ đốm lửa cỏn con, xin đừng quên điều đó”, thầy Minh chia sẻ. “Những đồng nghiệp giã từ nghề giáo, chúng ta chia sẻ với họ và lấy làm tiếc nuối. Vì trong đó, không ít người vẫn đau đáu với nghề, với người; nhưng cơm gạo, áo tiền đã giằng xé họ và cuối cùng đành dứt áo ra đi”. Theo thầy Minh, ngọn nguồn của giáo dục là sự tử tế và yêu thương. Khi người ta phải đành lòng giã từ những giá trị đó để theo đuổi mục đích khác thì đó là vấn đề rất đáng lưu tâm đối với xã hội. “Lẽ ra ở trường học chính là nơi có môi trường thân thiện, khoa học và văn minh nhất, nhưng không đơn giản như thế. Sinh viên ra trường, thu nhập là một phần, một phần nữa, chính một số đồng nghiệp chúng ta khi làm quản lý đã tạo nên những vòng kim cô, những cách thức làm việc có khi trái với nguyên lý giáo dục. Lẽ ra khuyến khích sáng tạo, lại gò ép, máy móc, tạo ra tâm lý sợ hãi và đó cũng là ngọn nguồn của chán nản”. Tuy nhiên, thầy Minh cho rằng, các thầy cô cũng cần nghiêm túc nhìn lại chính mình. “Có một số chỉ gán cho ngoại cảnh, và còn ai đó bảo thủ, ngại thay đổi, thích làm theo thói quen cố hữu, trong khi thời đại đã chuyển mình. Khi còn tâm lý như thế thì kêu ca và cùng với ngoại cảnh tác động dễ dẫn đến buông xuôi. Khi bản thân chúng ta chưa trân quý công việc của mình, chưa đem hết đam mê vì nó thì khó lòng để người khác tôn trọng việc mình làm”. Không để nghèo khó bào mòn tình yêu thương và lòng tự trọng Vị hiệu trưởng mong mỏi các nhà giáo hãy đem đến nụ cười và niềm hứng khởi cho các học sinh. Đừng đem đến cho các em sự hà khắc và nghiệt ngã, sự chán chường và thất vọng; đừng mở ra quá nhiều khóa học rồi bắt học sinh phải đi học mà hãy tạo nhiều hoạt động bổ ích, gần gũi với các em; đừng vì thành tích mà bắt chuyển trường những em lực học còn khiêm tốn… “Thương yêu học trò như chính thương yêu con cái của mình thì sẽ bớt đi nhiều điều đáng tiếc. Và các cấp quản lý, xin hãy để nhà giáo làm đúng thiên chức của họ; đừng bắt họ làm những điều trái với lương tâm để vấy bẩn lên danh dự người thầy. Xin các bậc phụ huynh hãy thấu hiểu rằng, tất cả thầy cô chân chính đều mong muốn con cái họ tiến bộ, vì vậy hãy đồng hành với thầy cô, đừng làm tình yêu thương trở thành thương tổn”, GS Minh nói. Theo thầy Minh, thật khó mong trường học hạnh phúc khi những người xây đắp hạnh phúc đang bị tổn thương. Song thầy Minh cho rằng, đừng để những giằng xé của bổn phận, của tình cảm và khó khăn, trăn trở lấn át thiện tâm của người thầy. “Dù biết rằng, chuyện to, chuyện nhỏ từ nhà trường, đến gia đình, ra xã hội, liên quan đến học sinh, đến phụ huynh; cuối cùng đều qui kết đến giáo dục, đến thầy cô. Dù sao chăng nữa, thì đó là niềm tin vẫn dành cho chúng ta. ... Chúng ta có tâm tư, có trăn trở, nhưng hơn cả là giữ bản lĩnh, trau dồi tư cách và giữ trọn tình yêu thương với con trẻ. Đừng để nghèo khó bào mòn tình yêu thương và lòng tự trọng. Hãy giữ vững niềm tin về những điều chân chính...”, thầy Minh nói. Chủ tịch nước: Chú trọng cả dạy chữ và dạy người, phát huy dân chủ để giáo viên cống hiếnChủ tịch nước đề nghị các nhà trường quan tâm xây dựng môi trường văn hóa, sáng tạo, chú trọng cả “dạy chữ” và “dạy người”, phát huy dân chủ để đội ngũ nhà giáo có điều kiện phát triển tài năng và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. |