Diễn đàn hợp tác CNTT-TT (ICT) Việt Nam - Hàn Quốc 2018 vừa được Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) phối hợp cùng Hiệp hội phối hợp với Cục xúc tiến công nghiệp CNTT Quốc gia Hàn Quốc (NIPA) tổ chức ngày 22/3,ệpHàncónhiềucơhộihợptácpháttriểntronglĩnhvựcATTTtạiViệlich thi đấu bóng da hôm nay dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và CNTT Hàn Quốc và Bộ TT&TT Việt Nam. Sự kiện thường niên này đã tiếp tục mở ra các cơ hội, hoạt động hợp tác cụ thể giữa các doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực ICT, góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.
Trong tham luận tại Diễn đàn, điểm lại bức tranh chung của ICT nước nhà, ông Vũ Thế Bình – Tổng Thư ký VIA đã cung cấp cho các doanh nghiệp Hàn Quốc một số số liệu thống kê liên quan, chủ yếu được khai thác từ ấn phẩm Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam 2017 được Bộ TT&TT phát hành.
Ông Bình cho biết, Việt Nam có gần 94 triệu dân, GDP trên đầu người năm 2017 đạt khoảng hơn 2.300 USD. Tỷ lệ ngươi dân Việt Nam sử dụng Internet chiếm gần 54,2%; lượng thuê bao sử dụng điện thoại di động đạt 116% trong đó có gần 45 triệu thuê bao 3G. Về quản lý nhà nhà nước trong lĩnh vực ICT, Việt Nam chia ICT thành 3 nhóm gồm Công nghiệp CNTT (phần cứng, phần mềm, dịch vụ nội dung số); Viễn thông-Internet; và Truyền hình.
Trong bức tranh chung đó, năm 2017, toàn ngành Công nghiệp CNTT đạt tổng doanh thu khoảng 77 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với năm trước; trong đó phần cứng chiếm khoảng 87% trong tổng doanh thu. Phần lớn doanh thu phần cứng đến từ doanh nghiệp FDI Samsung Việt Nam. Lĩnh vực phần mềm cũng phát triển tốt, đạt tổng doanh thu khoảng 3 tỷ USD (năm 2016), trong đó chủ yếu liên quan đến IT Outsourcing - làm dịch vụ thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt là cho thị trường Nhật, Mỹ.
Đối với thị trường Viễn thông-Internet Việt Nam, năm 2017 tổng doanh thu thị trường này đạt khoảng 353.000 tỷ đồng (tương đương gần 16 tỷ USD), tăng trưởng 6,8% so với năm trước. Còn với lĩnh vực Truyền hình trả tiền, năm ngoái doanh thu thị trường này cũng đã đạt được khoảng 7.500 tỷ đồng (tương ứng khoảng 336 triệu USD).
Cũng theo chia sẻ của ông Bình, hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông-Internet tại Việt Nam được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Viễn thông và các Nghị định về Internet do Bộ TT&TT cùng các cơ quan thuộc Bộ (Cục Viễn thông-VNTA); Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử-ABEI; Trung tâm Internet Việt Nam-VNNIC) đảm trách vai trò quản lý nhà nước.
Ở góc độ các tổ chức xã hội nghề nghiệp, hiện nay, trong lĩnh vực Viễn thông-Internet, ngoài VIA còn có các hội, hiệp hội như: Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA)… Bên cạnh 4 nhà mạng di động, Việt Nam còn có khoảng 10 Công ty viễn thông cố định và rất nhiều công ty về nội dung, các công ty cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng để hình thành nên hệ sinh thái về viễn thông - Internet.
Về CNTT, Việt Nam có Luật CNTT cũng do Bộ TT&TT là cơ quan quản lý nhà nước. Các hội, hiệp hội về CNTT đa dạng hơn so với trong lĩnh vực Viễn thông - Internet, bao gồm các tổ chức như Hội Tin học Việt Nam (VAIP), Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Hiệp hội ATTT Việt Nam (VNISA)… Lĩnh vực CNTT của Việt Nam cũng có sự góp mặt của hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.