"Việc sử dụng hệ thống thử nghiệm này chống lại Ukraine gần như chắc chắn nhằm mục đích gửi một thông điệp chiến lược sau khi Ukraine sử dụng tên lửa phương Tây nhắm vào Nga", Pravdadẫn báo cáo từ Cơ quan Tình báo Bộ Quốc phòng Anh ngày 29/11 nhận định.
Cơ quan này nhắc lại, vào tháng 2/2019, Nga đã tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung, trong đó cấm phát triển và sản xuất các tên lửa như vậy. Tuy nhiên, tình báo Anh tin rằng Nga có thể đã bắt đầu quá trình phát triển Oreshnik từ khi rút khỏi hiệp ước.
Các nhà phân tích Anh chỉ ra, tên lửa Oreshnik có thể là một biến thể của tên lửa đạn đạo RS-26 Rubezh được thử nghiệm lần đầu vào năm 2011. Họ ước tính Nga chỉ sở hữu một số tên lửa Oreshnik và vẫn chưa bắt đầu sản xuất hàng loạt.
Hôm 21/11, Nga đã phóng một loạt tên lửa vào thành phố Dnipro của Ukraine để đáp trả các vụ tấn công của Kiev bằng vũ khí tầm xa của phương Tây vào Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngay sau đó cho biết đây là tên lửa siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới được thử nghiệm trong điều kiện tác chiến. Tên lửa này có tốc độ gấp 10 lần âm thanh, khiến nó gần như không thể đánh chặn.
Ông nói thêm, Oreshnik có khả năng mang nhiều đầu đạn, bao gồm cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân. Tên lửa có thể nhắm mục tiêu vào những công trình được bảo vệ tốt, nằm sâu trong lòng đất, giúp nó trở nên hiệu quả trước các mục tiêu kiên cố như boongke.
Mặc dù không phải là vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng Oreshnik vẫn có khả năng gây ra sự hủy diệt lớn mà không cần sử dụng năng lượng hạt nhân.
Quan chức Ukraine giấu tên nói rằng tên lửa Oreshnik tấn công Dnipro hôm 21/11 dùng đầu đạn không chứa thuốc nổ và chỉ gây thiệt hại hạn chế. Theo New York Times, cuộc tấn công bằng Oreshnik phục vụ mục đích chính trị hơn là mục đích quân sự.
Các chuyên gia quân sự phương Tây đã tiến hành phân tích các mảnh vỡ thu được từ tên lửa Oreshnik đã được sử dụng để tấn công Ukraine cũng như cách thức tên lửa này trút nhiều đầu đạn xuống khu vực cùng một mục tiêu.
Họ cho rằng, các công nghệ mà Oreshnik sử dụng thực chất là công nghệ cũ đã có từ nhiều năm trên các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhưng được Nga thiết kế theo cách mới.
Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình Không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Á ở Mỹ, nhận định các tên lửa đạn đạo có tầm bắn như tên lửa Oreshnik đều thuộc loại siêu vượt âm và có thể bị các loại tên lửa đánh chặn như Arrow 3 của Israel và SM-3 Block 2A của Mỹ đánh chặn.
Theo Pravda(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
Lược sử vạn vật phiên bản đặc biệt dành cho những nhà khoa học nhí
Tiễn đưa Hòa thượng Thích Huệ Trí
Trong cơn cuồng nộ, bắt người khác quỳ trên phố và cái kết không mong đợi
Căn hộ 60m2 phủ kín màu đen vẫn hớp hồn của chàng trai độc thân
NA Standing Committee agrees to reduce value added tax by 2 per cent
8X Sài thành làm mô hình món ăn bằng đất sét, nhiều người bất ngờ
Cơ sở tình báo Hezbollah hứng không kích, Lebanon bác việc ngừng bắn đơn phương
Những nhân vật nổi tiếng giới công nghệ sinh năm Rồng
Ra mắt sách do Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chủ biên
Giảng viên dùng sách chưa xuất bản để xét thi đua: Rút danh hiệu nếu sai phạm
Vụ đánh bạc nghìn tỷ: Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam lại hầu tòa
Trao hơn 71 triệu đồng đến em Trịnh Hải Yến bị ung thư phần mềm