Kéo game thủ thoát khỏi những màn bạo lực,hútbóng đá hôm nay ngoại hạng anh chém giết... luôn luôn là nhiệm vụ khó khăn của các game giáo dục. (ảnh chỉ có tính chất minh họa) |
Mới đây, báo chí đưa tin một hợp tác phát triển game giáo dục trực tuyến giữa 2 doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc được kỳ vọng đem lại một sân chơi mới đầy bổ ích cho giới học sinh, sinh viên - nhóm khách hàng tiềm năng của game online và cũng là nhóm đã nảy sinh nhiều tác động tiêu cực nhất từ game online.
Lành mạnh thì ít, tệ nạn thì nhiều!
Rất nhiều phụ huynh nhận định “sân chơi” game online hiện nay lành mạnh thì ít, cám dỗ tệ nạn thì nhiều. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè, nhiều phụ huynh phải chấp nhận nhốt con trong nhà và “làm bạn” với chiếc máy tính nối mạng vì các nhà văn hóa thì quá tải, khu vui chơi ở thành phố không có nhiều với những trò chơi quá đơn điệu. Các game online như Half-life, Biệt đội thần tốc, Đột kích, Võ lâm truyền kỳ… có nhiều cảnh chém giết, cướp bóc không nương tay. Ngoài ra, những trò game sex cho phép người chơi đóng vai một nhân vật nam gặp cô gái nào đó (ảo) là chộp lấy hãm hiếp cho đến chết và phim, ảnh sex, truyện sex tràn lan, người chơi thỏa sức truy cập và mê mẩn lúc nào không hay. Còn nhớ đã có rất nhiều câu chuyện đau lòng mà nguyên nhân xuất phát từ việc mê game online. Nhẹ nhất là những sinh viên bỏ học, nợ tiền chơi đến mức cha mẹ ở quê phải bán trâu, bán đất trả nợ. Rồi chuyện một game thủ 17 tuổi ở TP.HCM chơi game liền 57 tiếng trong tình trạng không ăn, không ngủ, khi được chủ quán Internet nhắc nhở, ngăn cản không cho chơi tiếp thì dùng ghế phang vỡ máy tính rồi… ngất xỉu. Nguy hiểm nhất là em Nguyễn Viết Thành ở Hải Dương mới chỉ ở lứa tuổi học sinh nhưng đã giết cha lấy tiền chơi game. Không những vậy, Thành còn tìm cách phi tang tội lỗi bằng cách chặt xác cha thành nhiều mảnh vứt xuống sông rồi vẫn ung dung tiếp tục mua thẻ game để chơi. Những hành động như vậy phải chăng là do các em được “tôi luyện” trong môi trường game online đầy bạo lực đang phát hành một cách khá thoải mái ở Việt Nam.
Trong một cuộc trả lời trực tuyến mới đây về quản lý game online do Bộ TT&TT tổ chức, các nhà quản lý lĩnh vực này đã khẳng định những game online khi phát hành tại VN phải được thẩm định về nội dung trước khi phát hành để đảm bảo không có nội dung độc hại. Tuy nhiên, các nhà quản lý cũng thừa nhận có thể những game không phát hành tại Việt Nam mà phát hành trực tiếp trên mạng không qua kiểm duyệt sẽ có nội dung độc hại.