Khúc tráng ca về trận 'Điện Biên Phủ trên không'_keo bong da.com
Hình tượng nghệ thuật Pháo hoa đêm tháng Chạp được tác giả sử dụng như một ẩn dụ nghệ thuật về khúc khải hoàn chiến thắng của nhân dân,úctrángcavềtrậnĐiệnBiênPhủtrênkhôkeo bong da.com chiến sĩ Thủ đô Hà Nội suốt 12 ngày đêm kiên cường và anh dũng chống lại các cuộc không kích bằng máy bay B52 của không quân Mỹ.
Hình ảnh người chiến sĩ phòng không và cô tự vệ Hà Nội là nhân vật trung tâm, xuyên suốt của bản trường ca. Họ tiêu biểu cho tuổi trẻ, khát vọng, ý chí và niềm tin của người dân Thủ đô trong hiểm nguy gian khó vẫn ngẩng cao đầu để chiến thắng kẻ thù. Họ có những kỷ niệm dấu yêu của những chàng trai cô gái học sinh Hà Nội một thời tuổi trẻ đầy biến động trong tiếng bom rơi, tiếng báo động phòng không. Họ lớn lên trong cuộc chiến tranh và chính họ lại trở thành nhân vật trung tâm của chiến thắng này.
Ngay từ Khúc dạo mở màn, tác giả đã chủ tâm hé mở một phần về truyền thống của vùng đất Thăng Long – Đông Đô bên dòng sông Hồng lịch sử và sử dụng hình ảnh “Đêm lửa rực trời/ Pháo hoa” để khai bút cho những diễn biến chính trong các chương nội dung của trường ca này.
Một tác phẩm trường ca rất dài. Tuy nhiên bố cục chung của nó tương đối dễ thấy và trải dài theo mạch cảm xúc, sự kiện thống nhất. Ban đầu là những tâm tư, tình cảm của tác giả với mảnh đất Thăng Long (chương 1:Thành phố tình yêu) với những hình ảnh biểu trưng, điển hình, những mong muốn, hy vọng, tin tưởng vào “tầm nhìn” và “Ngày mai tươi sáng”.
Tiếp đó, là những biến cố nguy hiểm khi chiến tranh leo thang thành cuộc không kích rải thảm của lực lượng máy bay B52 Hoa Kỳ (chương 2: Những đêm không ngủ),những chuẩn bị cả vật chất lẫn tinh thần trong cuộc chiến phòng ngự tại Hà Nội (chương 3: Trận địa trong lòng mẹ), không thiếu những lo lắng và cả những phút giây thảnh thơi, lãng mạn (Khúc ca về những tổ chim) với những hình ảnh “Trên cầu Long Biên bốn bề nắng gió/ Màu áo em lẫn màu mây”…
Nếu như chương 4 (Thần thoại) nói về nỏ thần đã được “nhân hóa” về tên lửa SAM, điểm tựa của thủ đô từ trong huyền tích Cổ Loa, thì chương 5 (Lửa - Máu) đã mô tả khá chi tiết về những trận địa phòng không, những nòng pháo, tên lửa hướng lên bầu trời trực chiến. Đặc biệt là từ đây cũng hiện ra hàng loạt những thảm họa nhân đạo, tội ác chiến tranh (Nhật ký tội ác; Lời những ngôi nhà; Lời một em bé; Lời một pho tượng…) đủ cho bạn đọc cảm nhận sâu sắc và đầy đủ về sự kiên cường và cả những đau thương mất mát của Hà Nội những tháng ngày nóng bỏng dưới đạn bom.
Chương cuối cùng (Đêm pháo hoa), chính là phần nội dung tác giả tập trung mô tả trận đánh, tái hiện lại tương đối rõ nét về những giây phút cam go ác liệt (Đêm nay rồng lửa của ta bay lên/ Trận hợp đồng thật tuyệt đẹp). Cuộc chiến B52 và phòng không Hà Nội rồi cũng phải kết thúc khi những chiếc máy bay nổ tung như “pháo hoa” giữa trời đêm Hà Nội. Tác giả bám theo dòng sự kiện đó để tăng cường cảm xúc, viết lên những dòng tự hào (Có tiếng vó ngựa Phù Đổng Thiên Vương/ Có hào khí Chi Lăng/ Có thế trận của cọc gỗ Bạch Đằng/ Có Đống Đa vùi thây quân xâm lược…).
Đó chính là logic chặt chẽ của bản trường ca mà các chương là những nấc thang, khởi đầu cho những mạch tiếp theo.
Phần Vĩ thanh là để khép lại trường ca. Cảnh yên bình tin tưởng vào tương lai tốt đẹp được thể hiện qua nhiều hình ảnh lãng mạn, trữ tình mà nổi bật là cảnh thanh bình (Và kia Tháp Rùa vẫn soi bóng xuống Hồ Gươm/ Gió sông Hồng mát rượi/ Xoa dịu những vết thương…) và tình yêu đôi lứa (Hãy nắm chặt tay anh/ Chúng ta sẽ về bên mẹ/ Chắc đêm nay người vẫn thức/ đợi anh và em trở về/ Chúng ta hãy bước đi thật nhẹ/ Và em đừng nói gì trước mẹ nghe em).
Trong cuốn sách trường ca Pháo hoa đêm tháng chạp, chúng ta thấy khá rõ tính cốt truyện truyền thống được bổ sung khá nhiều yếu tố trữ tình. Tác giả dùng tới 6 chương chính để bố cục nội dung, sử dụng ngôn từ giản dị, dễ hiểu để diễn đạt thông qua các thể loại thơ đan xen. Mặc dù về mặt ngôn từ có biến hóa đa dạng nhưng vẫn cố gắng bám sát theo phong cách và ngôn ngữ của thi ca.
Những hình ảnh, biểu tượng được xây dựng có chủ đích và có tính điển hình nhất định, mục đích là gói ghém cảm xúc, tư tưởng của tác giả cho logic, thống nhất và xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Đó là điểm mạnh và cũng là đặc điểm của trường ca hiện đại: mặc dù vẫn bám theo cốt truyện nhưng đã bổ sung yếu tố trữ tình, khai thác yếu tố tâm lý, nổi bật triết lý. Nhờ đó những xúc cảm riêng tư của bản thân tác giả được yếu tố lịch sử trong tác phẩm hỗ trợ truyền tải, phát triển, từ đó tạo ra những cảm hứng sâu sắc hơn cho bạn đọc.
Trần Đạt - Tiểu Phi
相关文章
Thế giới 24h: Vũ khí Nga xoay chiều Syria
Cục diện tại Syriathay đổi nhờ vũ khí Nga, rơi máy bay tại Hàn Quốc, tập trận lớn tại Ả Rập XêÚt… là2025-01-24Bộ đôi máy tính chuyên nghiệp Lenovo về Việt Nam
Máy trạm mới ThinkStation P410 và ThinkStation P510 được trang bị vi xử lý Intel Xeon E5-1620 v4 thu2025-01-24'Tia Chớp' Ulsaint Bolt đóng quảng cáo cùng Pikachu trong game Team Skull
Việc các công ty game thuê các nhân vật nổi tiếng trên thế giới để quảng bá cho sản phẩm game của mì2025-01-24Đề xuất ưu tiên phát triển hạ tầng thông tin cho Tây Nguyên trong cách mạng công nghiệp 4.0
Vừa qua ngày 6/12/2017, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Công văn số 9753/UBND-KGVX gửi lên báo cáo Thủ tướng2025-01-24Việt Nam hopes for stability to return to Myanmar soon
Việt Nam hopes for stability to return to Myanmar soonJanuary 22, 2025 - 22:442025-01-24Trả 1 triệu USD tiền chuộc bitcoin đổi lấy tự do
Báo Guardian dẫn lời sàn giao dịch EXMO Finance, nơi chuyên gia Pavel Lerner làm việc, cho biết chuy2025-01-24
最新评论