Nguy cơ tự tử do bị bắt nạt trên mạng
Theúptrẻứngphókhibịbắtnạttrênmạdự đoán bóng đá chính xác tối nayo các chuyên gia về giáo dục và an ninh thông tin, “bắt nạt trên mạng” được hiểu là hành động có chủ ý sử dụng CNTT làm tổn hại, quấy rối người khác.
Đó có thể là hành vi tung tin đồn thất thiệt trên mạng về một cá nhân khiến người khác căm ghét nạn nhân, tung hình ảnh, video gây tổn hại đến uy tín, danh dự của nạn nhân…
Những hành vi bắt nạt trên mạng gây ra tổn hại ở nhiều mức độ khác nhau, có thể khiến nạn nhân thường xuyên lo sợ, trầm cảm, thậm chí đã có trường hợp tự tử, tìm đến cái chết.
Dẫn một khảo sát được trường THCS Thực nghiệm (Hà Nội) thực hiện trực tuyến với 10 trường học tại các nước Mỹ, Philippine, Malaysia, Việt Nam…, ông Nguyễn Đức Toàn, giáo viên trường Thực nghiệm cho hay có tới 59% số lượng học sinh nam cho biết đã từng bị bắt nạt qua mạng, còn đối với học sinh nữ là 64%.
Đáng lo ngại, nhiều học sinh không lường trước được các hậu quả, tác hại của bắt nạt qua mạng. Có 25% cho rằng do việc thực hiện bắt nạt, chửi bới được thực hiện qua mạng nên sẽ… không bị phát hiện hay bắt quả tang.
Theo bà Maria Melizza Tan, Chuyên gia chương trình ICT, UNESCO Bangkok, trên thế giới hiện có 7,6 tỷ thuê bao điện thoại, 5 tỷ người sử dụng Internet. Độ tuổi sử dụng thiết bị kỹ thuật số chiếm phần nhiều là từ 15 - 24 tuổi, tuy nhiên hiện nay trẻ em tiếp xúc, sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, thể hiện mình ngày càng sớm.
Thông qua khảo sát tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Campuchia…, đại diện UNESCO cho hay sự phát triển đó cũng đang kéo theo hàng loạt vấn đề như nghiện game online, tình dục trên mạng và đặc biệt là bạo lực, bắt nạt qua mạng cũng trở nên phổ biến.
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu của UNICEF và các tổ chức khác về vấn đề bạo lực trên mạng cho thấy trẻ em gái bị bạo lực học đường, bắt nạt qua mạng nhiều hơn nam, qua các kênh online, offline và tin nhắn SMS.