Tính tới thời điểm hiện tại,ờikhaikhótincủagiámđốcSởGiáodụcvụgianlậnđiểkèo ngoại hạng anh 8 bị can bị đề nghị truy tố vì liên quan trực tiếp tới gian lận thi THPT quốc gia 2018.
Ông Hoàng Tiến Đức (bìa phải) chứng kiến cơ quan công an tống đạt quyết định khởi tố các bị can trong vụ gian lận điểm thi.
Kết quả điều tra cho thấy từ ngày 29/6 đến 4/7/2018, nhóm bị can đã mở phòng lấy bài thi trắc nghiệm mang ra ngoài chỉnh sửa để nâng điểm theo nguyện vọng của 44 thí sinh. Các bị can còn mang về nhà, thậm chí có bị can mang về cơ quan Sở GD-ĐT là nơi làm việc để sửa điểm.
Đối với bài thi tư luận là môn Ngữ văn, một số bị can cấu kết lấy khóa phách rồi cung cấp cho thành viên ban thư ký và tổ chấm tự luận thực hiện việc nâng điểm.
Ngoài số này, căn cứ tài liệu thu thập được, Cơ quan An ninh điều tra đã tiến hành triệu tập, xác minh đối với 18 trường hợp là đối tượng trung gian để làm rõ động cơ, mục đích việc nhận thông tin từ người thân thí sinh, trực tiếp thí sinh hoặc thông qua đối tượng trung gian khác. Kết quả có 3 trường hợp thừa nhận chuyển thông tin cá nhân thí sinh để nhờ nâng điểm thi; có 13 trường hợp thừa nhận chuyển thông tin cá nhân thí sinh nhưng mục đích “chỉ nhờ xem điểm trước”; có 2 trường hợp không thừa nhận liên quan và không cung cấp thông tin thí sinh cho các bị can và đối tượng trung gian khác.
Riêng bị can Trần Xuân Yến, cựu Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La khai nhận đã sửa bài thi cho 13 thí sinh, trong đó có 8 trường hợp do cấp trên là ông Hoàng Tiến Đức (Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La) nhờ nâng điểm.
Để làm rõ lời khai trên, Cơ quan ANĐT đã làm việc với ông Hoàng Tiến Đức.
Ông Đức thừa nhận trước khi chấm thi, một số lãnh đạo cơ quan trên địa bàn tỉnh, cán bộ Sở GD-ĐT và người quen ngoài xã hội có con, em dự thi đã tìm gặp ông để “nhờ xem trước kết quả thi” cho các thí sinh.
Những người này đưa cho ông Đức thông tin cá nhân (họ tên, số báo danh, các môn thi xét tuyển đại học) của 8 thí sinh.
Theo ông Đức, ngày 28/6/2018, ông Đức gọi Trần Xuân Yến đến phòng làm việc và đưa cho Yến 2 tờ danh sách có nội dung thông tin cá nhân của 8 thí sinh và nhờ xem điểm trước.
Ông Đức khai chỉ nhận và chuyển thông tin cá nhân, chứ không được hưởng lợi về vật chất từ người chuyển thông tin thí sinh cũng như từ gia đình thí sinh.
Về nhận thức trách nhiệm, ông Đức thừa nhận theo quy chế thi chỉ có Bộ GD-ĐT mới có thẩm quyền công bố điểm cho các thí sinh. Do vậy, việc ông Đức cung cấp thông tin cá nhân của 8 thí sinh để nhờ xem điểm trước công bố là sai, vi phạm quy chế thi.
Tuy nhiên, đến ngày 23/1/2019, ông Đức thay đổi lời khai, phủ nhận nội dung đã khai, cho rằng không nhận thông tin thí sinh và không đưa cho Trần Xuân Yến.
Trưởng phòng cũng phủ nhận nhận tiền
Ông Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT Sơn La và cũng là bố của thí sinh N.Y.K thừa nhận: Trước khi chấm thi THPT quốc gia có trực tiếp chuyển danh sách, thông tin của 10 thí sinh cho một số thành viên của ban chấm thi giúp đỡ.
Trong số này, có con gái ông và một bạn học cùng lớp; một thí sinh là con của một cán bộ đang công tác tại Đảng ủy khối cơ quan TƯ mà ông Hà quen biết từ trước; một thí sinh thông qua Phó Chủ tịch UBND TP Sơn La,…
Ông Hà đã tập hợp lại và trực tiếp viết tay thông tin các thí sinh (gồm họ tên, số báo danh, môn thi, mã đề, địa điểm thi và tổng điểm) thành 4 danh sách rồi chuyển cho các bị can Trần Xuân Yến, Nguyễn Thị Hồng Nga, Lò Văn Huynh và ông Hoàng Tiến Đức nhờ giúp đỡ.
Ông Hà khai mục đích việc tiếp nhận và chuyển danh sách các thí sinh cho một số thành viên ban chấm thi là để nhờ giúp đỡ “xem điểm thi”. Lý do ông Hà đưa ra là: “Các thí sinh này, sau khi thi xong THPT quốc gia năm 2018 đã tự tính toán và dự đoán ra số điểm các môn thi xét ĐH đạt được. Sau đó gia đình các thí sinh đã trực tiếp hoặc thông qua người khác nhờ ông Hà giúp đỡ kết quả chấm thi có đạt được với điểm số dự báo hay không”.
Ông Hà cũng khai mình không nhận khoản lợi ích vật chất (tiền) nào từ gia đình các thí sinh, đồng thời cũng không chuyển khoản tiền nào cho các thành viên ban chấm thi mà mình nhờ giúp đỡ.
Giúp đỡ thí sinh "vô tình" gặp ở cổng
Căn cứ tài liệu thu thập được, Cơ quan An ninh điều tra đã tiến hành triệu tập, xác minh đối với 18 trường hợp là đối tượng trung gian để làm rõ động cơ, mục đích việc nhận thông tin từ người thân thí sinh, trực tiếp thí sinh hoặc thông qua đối tượng trung gian khác.
Kết quả có 3 trường hợp thừa nhận chuyển thông tin cá nhân thí sinh để nhờ nâng điểm thi; có 13 trường hợp thừa nhận chuyển thông tin cá nhân thí sinh nhưng mục đích “chỉ nhờ xem điểm trước”; có 2 trường hợp không thừa nhận liên quan và không cung cấp thông tin thí sinh cho các bị can và đối tượng trung gian khác.
Liên quan đến vụ việc này, ông Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT Sơn La và cũng là bố của thí sinh N.Y.K thừa nhận: Trước khi chấm thi THPT quốc gia có trực tiếp chuyển danh sách, thông tin của 10 thí sinh cho một số thành viên của ban chấm thi giúp đỡ “xem điểm thi”
Trong số này, có con gái ông và một bạn học cùng lớp; một thí sinh là con của một cán bộ đang công tác tại Đảng ủy khối cơ quan T.Ư mà ông Hà quen biết từ trước; một thí sinh thông qua Phó Chủ tịch UBND TP Sơn La. Có 2 thí sinh nhận thông tin cá nhân qua bà Nguyễn Thị Hương, Phó trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Sơn La.
Cổng Sở GD-ĐT Sơn La, nơi bà Hương khai vô tình gặp thí sinh và giúp đỡ. Ảnh: Thanh Hùng |
Tuy nhiên, đáng chú ý, bà Nguyễn Thị Hương khai trước khi diễn ra việc chấm thi THPT quốc gia năm 2018, việc gặp 2 thí sinh là Ngô Đức A. (Số báo danh 14000144) và Lê Văn T. (Số báo danh 14000825) là... vô tình tại cổng Sở GD-ĐT Sơn La.
Theo bà Hương, tại đây, 2 thí sinh này đã chuyển thông tin cá nhân (gồm họ tên và số báo danh) cho bà và nhờ giúp “xem điểm thi” và được bà đồng ý.
Sau đó, bà Hương đã chuyển lại thông tin cá nhân của 2 thí sinh này cho ông Nguyễn Ngọc Hà giúp đỡ.
Bà Hương khai mục đích việc tiếp nhận và chuyển lại danh sách thông tin các thí sinh cho ông Hà là để nhờ ông Hà nói lại với thành viên ban chấm thi giúp “xem điểm thi” cho các thí sinh này.
Lý do bà Hương đưa ra cũng khá đặc biệt: “Các thí sinh này sau khi thi xong THPT quốc gia năm 2018 đã tự tính toán và dự đoán ra số điểm các môn thi xét đại học đạt được, sau đó tình cờ gặp và biết là đồng hương cùng quê Thanh Hóa nên bà Hương đã trực tiếp nhận thông tin từ 2 thí sinh này nhờ ông Hà giúp đỡ kết quả chấm thi có đạt được với điểm số dự báo hay không”.
Bà Hương cũng khai không nhận khoản lợi ích vật chất (tiền) nào từ 2 thí sinh nhận giúp đỡ, đồng thời cũng không chuyển khoản tiền nào cho ông Nguyễn Ngọc Hà cũng như thành viên nào khác trong ban chấm thi.
Lý do chỉ “nhờ xem điểm thi chứ không nhờ nâng điểm thi” cũng được nhiều đối tượng trung gian khác như bà Hương đưa ra.
8 thí sinh mà Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La từng khai được nhờ nâng điểm |
1. Thí sinh Nguyễn Đức A., số báo danh 14001279. Điểm thật: toán 4,8, lý 6, tiếng Anh 5. Điểm sau khi được nâng: toán 9,2, lý 9, ngoại ngữ 9,6. Bố thí sinh này là Cục trưởng Cục thuế tỉnh Sơn La (nhờ), mẹ làm việc tại Văn phòng Tỉnh uỷ Sơn La.
|
Thanh Hùng
- Vào trường công an, quân đội, sinh viên được nuôi ăn ở, ra trường lại có việc làm ngay; không ít thí sinh và phụ huynh còn hi vọng những cơ hội thăng tiến, thu nhập khác.