Không có kiến trúc phong cách cổ điển “xứ Đông Dương” Mới đây,ầuTrầnHưngĐạophongcáchxứĐôngDươngchắpvátuỳtiệbóng đá sociedad Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hà Nội đã trình UBND TP kết quả phê duyệt phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng. Hội đồng tuyển chọn phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo đã đánh giá, xếp hạng 3 phương án do Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) đề xuất trong đó phương án 3 được 13/15 thành viên hội đồng lựa chọn với điểm số cao nhất. Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông đề xuất UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng với phương án 3 - kiến trúc cầu mang phong cách cổ điển xứ Đông Dương, mang dáng vẻ cổ điển, thơ mộng, gợi nhớ về vẻ đẹp cổ kính.
Ngay khi thông tin này được công bố đã có nhiều ý kiến trái chiều về phong cách kiến trúc “xứ Đông Dương”. Trao đổi với PV VietNamNet, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, chuyên gia phản biện độc lập cho biết, lịch sử kiến trúc Việt Nam chưa từng ghi nhận cái gọi là phong cách xứ Đông Dương, đây là sai lầm về nhận thức. Đồng quan điểm, KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội KTS Hà Nội khẳng định phong cách kiến trúc xứ Đông Dương không được định danh trong nghiên cứu. “Kiến trúc xứ Đông Dương hay phong cách cổ điển xứ Đông Dương đều không có định danh cơ sở, đó là sự định danh tuỳ tiện. Không thể bịa ra một danh xưng tuỳ tiện rồi khoác lên những câu chuyện cho cây cầu Trần Hưng Đạo” – ông Ánh nói. Nói tới xứ Đông Dương, KTS Phạm Thanh Tùng cũng đặt vấn đề cần tìm lại nguồn gốc cái tên này. Khi đô hộ, người Pháp đặt cho khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm Việt Nam, Lào, Campuchia là liên bang Đông Dương và lấy Hà Nội làm thủ phủ của xứ Đông Dương với chế độ nửa thuộc địa, nửa phong kiến. “Cây cầu mang tên Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng như một cửa ngõ để khi đi từ phía Bắc về Hà Nội, qua cầu sẽ cảm nhận được đặc trưng của Hà Nội nhưng lại mang phong cách “xứ Đông Dương” thì ý nghĩa ở đây là gì? Phải hiểu về lịch sử và thấy rằng ngày hôm nay Hà Nội phát triển vì đây là thành phố của hòa bình, thành phố sáng tạo, thành phố của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, thành phố của thời đại mới chứ không phải của xứ Đông Dương xưa. Tinh thần trong Nghị quyết XIII của Đảng cũng thể hiện rõ văn hóa là động lực cho phát triển kinh tế bền vững. Người ta nói là kiến trúc đô thị là hình ảnh phản chiếu thời đại, thời đại nào thì kiến trúc đó. Ở thế kỷ XXI, Hà Nội hôm nay đã có sức vóc mới tại sao lại lấy cảm hứng quay về thời kỳ xứ Đông Dương?” – ông Tùng nêu ý kiến. 3 phương án, 1 công ty Theo kết quả đánh giá, xếp hạng tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo có 3 phương án đều do đơn vị tư vấn là Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) đề xuất.
Theo KTS Phạm Thanh Tùng, cầu Trần Hưng Đạo nằm trong chủ trương xây dựng 18 cây cầu bắc qua sông Hồng theo đồ án Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cây cầu có vị trí rất quan trọng vì góp phần kết nối hai bờ tả và hữu của Hà Nội, đồng thời nâng cấp hạ tầng giao thông thủ đô theo hướng hiện đại để phát triển. Tuy nhiên, với tư cách là một kiến trúc sư, chuyên gia đô thị độc lập, ông Tùng cho biết ông không đồng ý với cả 3 phương án kiến trúc. “Theo phương án được lựa chọn thì cầu Trần Hưng Đạo không phải cầu dây văng mà là cầu cứng. Ở những nước khác, khi làm tháp trụ cầu là theo kết cấu cầu dây văng nhưng đây lại làm theo kiểu cầu dây văng giả vờ và không nhất thiết phải làm những tháp như vậy. Dĩ nhiên chúng ta không nên làm đơn giản quá. Thiết kế cầu Trần Hưng Đạo theo lối này thực ra rất nhại cổ, trong lòng tháp trụ là cái gì, mà tháp thiết kế theo lối này rất tốn kém và kéo theo cả tháp, trụ cầu, mố cầu cũng phải trang trí theo kiểu như thế”, ông Tùng nói. Trong khi đó, KTS Trần Huy Ánh thẳng thắn cho rằng, phương án kiến trúc được chọn mang tính chắp vá những mô hình của Trung Quốc rồi chắp vào các kết cấu hiện đại nhưng là sự cắt ghép tuỳ tiện, cẩu thả. Thực tế những phương án này đã từng đưa ra trước đó nay lại trưng ra vụng về. Ông Ánh cũng đặt ra hai vấn đề cần được xem xét nếu không sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng khiến cây cầu đường bộ này vừa xung đột với đường thuỷ, vừa xung đột với đường không. Về mặt kỹ thuật, chiều cao của cây cầu tại sao lại chọn “cầu lùn”, tĩnh không đường chui dưới cầu là 4,75m thấp hơn các cầu đã xây mới bắc qua sông Hồng như cầu Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thanh Trì; cầu Thăng Long… Cầu thấp như vậy có đảm bảo lưu không để tàu lớn và các phương vận tải thủy đi lại. Còn phương án vẽ cầu cao sẽ gây xung đột không lưu sân bay Gia Lâm, chân cầu có thể đặt tại một nửa phố Trần Hưng Đạo sẽ ảnh hưởng cảnh quan kiến trúc khu phố cũ. Ông Ánh cho rằng, thông tin cũng cần được nêu lên rõ ràng là hiện nay UBND TP Hà Nội mới chấp thuận doanh nghiệp lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mới ở giai đoạn khởi động. Quan trọng hơn nữa là đề xuất này phải tuân thủ theo quy hoạch phân khu sông Hồng, và quy hoạch điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung Hà Nội 2030 trong khi cả hai quy hoạch này đến nay vẫn đang dang dở, chưa có phương án phòng chống lũ. “Dù mới ở giai đoạn đầu nhưng đã bộc lộ không ít hạn chế đặt ra vấn đề chúng ta cần xem xét tới năng lực của nhà đầu tư, đơn vị tư vấn và năng lực của cơ quan tham mưu cụ thể ở đây là Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hà Nội. Ngoài việc đảm bảo về năng lực tài chính cũng như khả năng quản trị dự án hiểu về bản vẽ, về quy chuẩn kỹ thuật còn đòi hỏi phải hiểu về tính chất lịch sử văn hoá nghệ thuật quan trọng nếu không có nền tảng thì rất đáng lo” – ông Ánh nêu ý kiến.
Thuận Phong Siêu dự án ven Sông Hồng ở Hà Nội 25 năm vẫn nằm trên giấyCử tri đề nghị Hà Nội làm rõ dự án Sông Hồng City tại quận Tây Hồ và quận Ba Đình, sau 25 năm từ ngày được cấp giấy phép đầu tư đến nay vẫn "bất động” có thực hiện nữa không để nhân dân ổn định cuộc sống. |