Đặt cái tâm của người đánh máy chữ vào những lá đơn
Ngồi lọt thỏm ở góc đường Phan Bội Châu giao Hàn Thuyên,ườiphụnữhơnnămđánhmáychữnghechuyệnđờiởthànhphốbiểbong da ty le tv hơn 30 năm nay, bà Thư vẫn miệt mài với chiếc máy đánh chữ, soạn hàng trăm nghìn lá đơn “mướn” cho khách.
Nơi làm việc của bà Thư chỉ có chiếc tủ nhỏ cao chưa tới một mét, không biển hiện giới thiệu, nhưng mỗi khi cần soạn đơn mọi người đều biết rồi tìm tới.
Có mặt ở quầy đánh chữ khá sớm, bà Lê Thị Bình kể câu chuyện của mình, đề nghị bà Thư thảo đơn. Bà Thư chú tâm lắng nghe, ghi nhớ rồi cần mẫn gõ chữ. Khi lá đơn hoàn thiện, bà còn cẩn thận căn dặn, hướng dẫn khách những giấy tờ cần thiết liên quan phải nộp để chứng minh điều khiếu kiện là đúng, phù hợp.
Học chưa hết lớp 5, việc viết đơn với bà Bình gặp nhiều khó khăn. “Tôi vào mấy tiệm photo nhờ người gõ rồi in giúp câu chuyện nhưng khi trình bày sự việc họ lắc đầu. Vậy mà cô Thư chỉ nghe qua là biết ý tứ mình muốn gì, cần gì, bảo tôi đưa giấy tờ gì để cô viết cho”, bà Bình kể rồi tâm sự, vì nhà nghèo nên ngại nhờ luật sư tư vấn, thảo đơn.
Hơn 30 năm trong nghề, bà Thư không nhớ đã thảo bao nhiêu lá đơn. Tranh thủ lúc ngơi tay, bà vui vẻ nhắc đến kỷ niệm về vị khách nữ nhờ thảo đơn ly hôn.
Bà kể, cách đây gần chục năm, một phụ nữ gần 50 tuổi, đi xe đạp tới quầy nhưng quanh quẩn bên bà gần một giờ đồng hồ mà không mở lời. Thấy lạ bà liền hỏi thăm thì người này rụt rè nhờ soạn đơn ly hôn chồng.
Vị khách kể lại cuộc sống hôn nhân của mình một cách chán nản. Vợ chồng cưới nhau gần 30 năm, có 3 mặt con. Vài năm gần đây, chồng hay nhậu. Mỗi lần say, ông lại đánh vợ, mắng các con. Lý do chính cũng chỉ vì cuộc sống khó khăn. Kinh tế một mình chồng lo, vợ làm việc nhà do sức khỏe yếu. “Vợ chồng cũng yêu thương, san sẻ khó khăn nhưng sau này áp lực cuộc sống khiến anh trở nên bế tắc. Hôn nhân ngột ngạt”, người vợ phân trần với bà Thư, bày tỏ muốn ly hôn.
Nghe xong câu chuyện, bà Thư thấy thông cảm nhưng cũng rất băn khoăn. Điều khiến hôn nhân trở nên trục trặc xuất phát từ áp lực kinh tế. Bà không vội biên đơn mà mà dẫn dắt trò chuyện để khách nguôi ngoai. Lúc thấy khách dịu đi, bà nhẹ nhàng từ chối để khách có thời gian suy nghĩ.
Tỏ vẻ thất vọng, người phụ nữ rầu rĩ cho biết mình không biết chữ. Biết bà Thư là người viết đơn rất cẩn thận nên nhờ giúp bởi đối với bà lá đơn này rất quan trọng. Trước tình cảm chân thành của khách, bà Thư nhận lời nhưng căn dặn phải nghĩ thật kỹ trước khi đưa đơn cho chồng vì hạnh phúc gia đình sẽ tan vỡ.
Mấy hôm sau, vị khách ấy trở lại quầy đánh máy bày tỏ cám ơn, cho biết gia đình đã hòa thuận. “Bất đắc dĩ mình lại trở thành chuyên gia tư vấn tâm lý chuyện hôn nhân gia đình”, bà Thư tươi cười nói.
Mỗi tờ đơn bình thường bà Thư lấy giá 20.000 đồng - 30.000 đồng. Đơn từ khó hơn, mất nhiều công sức hơn bà lấy giá khoảng 50.000 đồng trở lên.
Người đánh máy chữ cuối cùng ở Nha Trang
Gia đình bà Thư có 3 thế hệ làm nghề máy đánh chữ ở Nha Trang. Những năm 1960, ông ngoại, sau đến mẹ rồi bà là người kế nghiệp. Tuổi thơ của bà đã gắn bó với tiếng gõ lọc cọc ở cửa hàng đánh máy chữ của ngoại rồi mẹ.
Hàng ngày, khách đến thuê đánh máy nhiều, mẹ làm không xuể, bà lại phụ giúp. Lâu lâu bà được tập cách gõ phím sắt, căn lề giấy làm quen mỗi khi vắng khách, rồi quen việc. Từng câu chuyện được mẹ gõ chữ trên chiếc máy một cách uyển chuyển hiện ra trên giấy trắng, thu hút sự tò mò của bà lúc nào không hay.
Năm 1988, bà nối nghiệp của mẹ. Khi tiếp quản công việc, bà đau đáu nỗi niềm phải tìm mọi cách để người đọc khi xem hiểu được câu chuyện họ muốn đề cập, rồi những đơn thư đầu tiên do bà thảo được khách đưa vào sử dụng.
Trong ký ức của người phụ nữ này, những năm 1980 - 1990, nghề đánh máy chữ phát triển, thu nhập ổn định. Ngoài thảo đơn, người làm công việc này còn đánh máy thơ, văn lẫn truyện ngắn cho văn nghệ sĩ, lâu lâu lại đánh thuê thư từ cho những người có thân nhân ở xa xứ.
Giữa thời đại công nghệ thông tin phát triển, ở Nha Trang các cửa hàng máy vi tính, photocopy mọc lên như nấm, song quầy đánh máy chữ của bà Thư vẫn có nhiều người tìm đến.
Theo họ, khi đến các tiệm photocopy nhờ giúp thì câu chữ mà họ dùng thường khô khan, không thể hiện được tình cảm. Còn các nơi khác giá cả rất cao. Còn với bà Thư, họ rất tin tưởng vì bà đã truyền đạt giúp hoàn cảnh của họ một cách tỉ mẩn. Bà Thư được xem là người cuối cùng ở thành phố còn theo nghề đánh máy chữ.
Cuộc sống mưu sinh ngày càng khó khăn, bà Thư cố gắng nhặt nhạnh bằng công việc đánh máy chữ phụ chồng lo kinh tế gia đình. Những ngày cuối tháng 6, thành phố biển nắng như đổ lửa, bà Thư vẫn ngồi đó như một chứng nhân giữa dòng đời tấp nập. Ở quầy đánh máy chữ của bà lúc nào cũng có bình nước “trà đá miễn phí” để ai cũng sử dụng, như một cách làm đẹp cho đời.