Kỳ họp Ủy ban điều phối ASEAN về thương mại điện tử và kinh tế số lần thứ 21 đã thảo luận về nội dung thực thi Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử trong đó việc triển khai Nhãn tín nhiệm thương mại điện tử ASEAN (gọi tắt là nhãn tín nhiệm ASEAN).
Chương trình Nhãn tín nhiệm ASEAN dự kiến sẽ được triển khai trong thời gian tới,ãntínnhiệmASEANsẽtạođộnglựcchodoanhnghiệpTMĐTpháttriểnhan dinh bong da net như một sáng kiến hợp tác giữa các nước thành viên nhằm thực thi Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử.
Theo Ủy ban điều phối ASEAN về thương mại điện tử và kinh tế số, nhận thấy tiềm năng và tầm quan trọng của thương mại điện tử là chất xúc tác chính để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, cùng với các sáng kiến khác dựa trên chuyển đổi số trong khu vực, chương trình Nhãn tín nhiệm ASEAN đã được đề xuất. Mục đích là nhằm giảm thiểu sự mất cân xứng trong cách tiếp cận thông tin của người mua và người bán, từ đó được kỳ vọng sẽ thúc đẩy một môi trường thương mại điện tử đáng tin cậy. Đây là điều cần thiết để hỗ trợ các nỗ lực thực thi quy định và pháp luật về thương mại điện tử, nhằm giải quyết các vấn đề như gian lận trực tuyến và hàng giả.
Chương trình dựa trên kết quả đánh giá từ “Nghiên cứu khả thi về kế hoạch xây dựng Nhãn tín nhiệm ASEAN” do Rajah & Tann hoàn thành vào tháng 2/2022 và được xem như một sáng kiến thực thi Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử. Khuyến nghị chính sách này được xây dựng nhằm mục đích làm tài liệu tham khảo không ràng buộc cho các nước ASEAN trong việc phát triển Nhãn tín nhiệm khu vực đáng tin cậy và có uy tín. Khuyến nghị đồng thời đưa ra các nguyên tắc chính trong việc vận hành Nhãn tín nhiệm ASEAN
Trên thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ASEAN chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp trong khu vực và sử dụng 67% lực lượng lao động. Họ đóng góp trung bình tới 40,5% tổng sản phẩm quốc nội trong khu vực và 19,2% tổng giá trị xuất khẩu vào năm 2020.
Trong bối cảnh đó, chương trình Nhãn tín nhiệm ASEAN có thể giúp giải phóng tiềm năng kinh tế to lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ mang lại cho khu vực, bằng cách tạo niềm tin của người tiêu dùng vào các hoạt động kinh doanh của nhóm doanh nghiệp này. Đổi lại, những điều này khuyến khích tăng khối lượng giao dịch của người tiêu dùng với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời có thể mang lại tác động tích cực như cung cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn cần thiết để đổi mới và cải tiến.
Các chuyên gia cũng thống nhất rằng, tiêu chí của Nhãn tín nhiệm ASEAN được đánh giá phải rõ ràng về phạm vi và minh bạch và có thể truy cập công khai, thuận tiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận và tham gia. Các tiêu chí này sẽ giúp người tiêu dùng nhận biết các website, nền tảng gắn nhãn đã đáp ứng các tiêu chuẩn cao theo chương trình, từ đó, có thể tiếp tục ủng hộ các website, nền tảng này với sự an tâm hơn.
Mặt khác, các tiêu chí này có xu hướng được đưa ra ở mức độ không quá nặng nề đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo khả năng tiếp cận, tham gia. Đây là chìa khóa để đảm bảo sự tham gia rộng nhất từ cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa những doanh nghiệp này.
Ngoài ra, nguồn nhân lực là yếu tố chính thúc đẩy việc thực hiện Chương trình Nhãn tín nhiệm ASEAN. Do đó, Ủy ban điều phối ASEAN về thương mại điện tử và kinh tế số sẽ xác định và điều phối các hoạt động xây dựng năng lực cần thiết để nâng cao năng lực của các cán bộ có liên quan tại Cơ quan quản lý và thực hiện quốc gia, những người đang xử lý việc thực hiện Chương trình. Tại Việt Nam, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương là đơn vị đầu mối tham gia triển khai Chương trình Nhãn tín nhiệm ASEAN.