Bà Tenzin Dolma Norbhu,ườiViệtsẵnsàngchitiềnmuahàngtrêbong da serie a Giám đốc Chính sách khu vực Châu Á TBD Facebook (áo xám) trong phần tọa đàm tại VOBF 2019. |
Đây là các thông tin được bà Tenzin Dolma Norbhu, Giám đốc Chính sách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Facebook chia sẻ tại Diễn đàn VOBF 2019 vừa chính thức khai mạc sáng nay (26/3) tại Hà Nội.
Bà Tenzin Dolma Norbhu cho biết, các ứng dụng công nghệ tương tác đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Các ứng dụng mang tính tương tác cao tại Việt Nam có thể kể đến như Zalo, Facebook, Grab…
Theo con số được bà Tenzin Dolma Norbhu chia sẻ, tính đến hết 12/2017, kinh tế ứng dụng (nền kinh tế sử dụng các ứng dụng di động) đã mang đến 42.500 việc làm tại Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của các ứng dụng này là sự tương tác mạnh với khách hàng và hoàn toàn khác biệt với các dịch vụ truyền thống vốn bị hạn chế bởi cách thức.
Bà Tenzin Dolma Norbhu cũng cho biết cùng với việc phát triển của Internet băng rộng thì việc sử dụng các ứng dụng tương tác mạnh ngày càng phổ biến. Việt Nam là quốc gia cao thứ 2 trong khu vực (chỉ sau Ấn Độ) về sự phổ biến của các ứng dụng tương tác khi có khoảng 70% người sử dụng Internet ở Việt Nam đang sử dụng ít nhất 1 ứng dụng tương tác cao.
Các ứng dụng công nghệ ngày càng phổ biến hơn và đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, các ứng dụng tương tác mạnh đã tạo nên tổng thặng dư tiêu dùng khoảng 6,4 tỷ USD ở thị trường Việt Nam trong năm 2018. Nghiên cứu này cho thấy thặng dư trên mỗi người sử dụng đạt 145 USD/người/năm và thặng dư bình quân đầu người tại Việt Nam là 67 USD/người/năm.
Một điều thú vị được bà Tenzin Dolma Norbhu chia sẻ, Việt Nam được xem là một quốc gia hàng đầu trong việc tạo ra các ứng dụng tương tác mạnh. Trong đó phải kể đến các ứng dụng như Zalo, BeeTalk, Mocha hay mạng xã hội việc làm Vietnamworks,…