Người mẹ trả lại 1 tỷ nhặt được: 'Dạy con lòng trung thực rất khó'_tỷ lệ keo
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C1 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-12 07:58:53 评论数:
- Trên đường đi làm về vào một ngày cuối tháng 2,ườimẹtrảlạitỷnhặtđượcDạyconlòngtrungthựcrấtkhótỷ lệ keo chị Trần Thị Anh – một nhân viên thu ngân của Điện lực Đà Nẵng – nhặt được một chiếc túi ni-lông. Trong túi có một số tiền lớn và một hộp ô mai.
Chị Trần Thị Anh được lãnh đạo Điện lực Đà Nẵng tặng giấy khen. Ảnh: Thanh Niên |
“Suy nghĩ đầu tiên của tôi là về cảm giác của người đánh mất số tiền ấy. Chắc chắn sẽ rất đau buồn và sốc. Tôi cũng từng đánh rơi tiền, mặc dù không lớn như thế nhưng tôi hiểu cái cảm giác ấy” – chị Anh nói.
Đoán chắc người đánh rơi sẽ quay lại đoạn đường vừa đi để tìm lại túi đồ, chị dừng lại ở một cửa hiệu bên đường để đợi người đánh rơi. 5 phút sau, đúng như dự đoán của chị, một người phụ nữ hớt hải chạy lại tìm kiếm thứ gì đó.
Sau khi người phụ nữ xác nhận chính xác trong túi đồ có một hộp ô mai, chị Trần Thị Anh đã trả lại bà toàn bộ số tiền trước sự chứng kiến của người dân xung quanh. Bà Nguyễn Thị Thanh T. – người đánh rơi số tiền – cho biết trong chiếc túi là 1 tỷ đồng do con gái bà gửi đặt cọc tiền mua đất.
Để cảm tạ tấm lòng của chị Anh, người phụ nữ đã rút ra một số tiền không nhỏ cảm ơn chị. Nhưng bà mẹ này nhất quyết không nhận.
Trong buổi giao lưu “Ngời sáng những người con trung hiếu” mà chị Anh là một trong số những khách mời được tôn vinh, chị nói: “Việc tôi nhặt được số tiền và tìm đúng chủ nhân để trả lại đã là một sự may mắn cho tôi. Tôi không thể nhận được số tiền cảm ơn của cô”.
Hành động đẹp của chị Anh sau đó nhận được nhiều lời khen tặng, bằng khen của lãnh đạo Điện lực Đà Nẵng, lãnh đạo Tổng Công ty và Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, chị Anh luôn nói rằng, việc làm của chị không có gì to tát và ai trong hoàn cảnh đó ai cũng sẽ làm như chị.
Chị nói, nhân viên của ngành điện nhặt được đồ đánh rơi rất nhiều nhưng trường hợp của chị được nhiều người nhắc đến và tôn vinh là vì số tiền chị nhặt được quá lớn.
Chia sẻ với Vietnamnet về gia đình riêng, chị Anh cho biết vợ chồng chị có 2 cháu, một cháu 11 tuổi, một cháu 9 tuổi. Chị nói: “Dạy con về lòng trung thực rất khó. Cháu lớn mới 11 tuổi thôi nhưng đã có những suy nghĩ rất thực tế”.
“Khi sự việc xảy ra, ở lớp cũng có nhiều bạn của cháu không hiểu, nói là "sao mẹ dại thế". Trước tình huống đó, mình cũng phải phân tích, giải thích cho cháu hiểu cái gì không phải của mình, nếu mình giữ là điều không tốt, không trung thực” – chị nói.
“Mặc dù các cháu có được học môn Đạo đức, được thầy cô, bố mẹ rao giảng về lòng trung thực rất nhiều, nhưng cuộc sống xung quanh thì rất muôn màu muôn vẻ, khiến các cháu không nhận ra đâu là việc tốt, việc xấu. Là mẹ, mình phải nhấn mạnh với các cháu rằng cái gì không phải của mình thì không bao giờ được giữ. Nó là mồ hôi, nước mắt, công sức của người khác. Mình giữ thì mình cũng không an yên, nên trả lại là điều tốt nhất” - chị Anh chia sẻ.
- Nguyễn Thảo