Doanh số hụt hơi trước đối thủ
27 năm thương hiệu Ford có mặt tại Việt Nam thì mẫu xe Everest đã tồn tại 17 năm (bán từ tháng 6/2005),ànămmệtmỏiđuổtop cầu thủ ghi bàn ngoại hạng anh lâu nhất trong số 11 mẫu xe mà hãng xe Mỹ tung ra thị trường từ năm 1995 đến nay. Phân khúc SUV cỡ D 7 chỗ của Ford Everest cũng là nơi tồn tại những mẫu xe quen tên như Toyota Fortuner, Mitsubishi Pajero Sport, Hyundai Santa Fe, Kia Sorento.
Tồn tại gần 2 thập niên và sớm nhất phân khúc, nhưng doanh số của Ford Everest chưa từng dẫn đầu kể từ khi Toyota Fortuner xuất hiện vào năm 2009, thậm chí thường xuyên bị đối thủ bỏ khoảng cách xa. Ngay trong các dòng sản phẩm đã ngừng bán của Ford tại Việt Nam như Fiesta, Focus, EcoSport, thì Everest cũng chưa từng đạt doanh số lấn lướt, mà chỉ duy trì khiêm tốn dưới 2.000 xe/năm từ 2005 đến 2016.
Ford Everest khởi đầu khá thuận lợi vào năm 2005 khi thị trường lúc này rất ít mẫu xe 7 chỗ, có chăng chỉ là dòng MPV như Toyota Innova, Mitsubishi Grandis, Mazda Premacy.
Khởi xướng phân khúc SUV 7 chỗ cỡ D, Ford Everest sớm "nếm quả ngọt" với doanh số trong năm 2006 là 1.371 xe, trong đó bản chạy dầu bán tới 1.080 xe, trở thành mẫu xe bán chạy thứ 2 tại thị trường Việt Nam, chỉ đứng sau Toyota Innova (bán 9.934 xe) và trên Honda Civic (bán 1.110 xe). Năm 2006 khi Ford Everest thay đổi nhẹ ở mặt ca-lăng cũng là thời điểm Toyota Fortuner xuất hiện với phiên bản động cơ xăng V6 4.0L nhập Trung Đông, nhưng lượng bán mờ nhạt do giá đắt. Nhờ đó, Ford Everest duy trì phong độ trong Top 5 xe bán chạy nhất thị trường cho đến năm 2009.
Trong năm 2009, Toyota Fortuner chính thức "tham chiến" và kết thúc cuối năm gây bất ngờ ở vị trí số 3 Top 5 xe bán chạy với 5.878 xe, đẩy Ford Everest xuống vị trí số 6 với 3.642 xe, bất chấp mẫu SUV của Ford đã 2 lần nâng cấp mới tăng thẩm mỹ ngoại thất và nội thất.
Trong 3 năm tiếp theo, Ford Everest dần “hụt hơi” trước đối thủ quá mạnh đang ngày càng bỏ xa về lượng bán. Doanh số thậm chí không thể vượt quá 1.000 xe.
Nguyên nhân của doanh số thấp thời kỳ trên được chỉ ra, bên cạnh yếu tố khách quan thị trường quá chuộng Toyota Fortuner (doanh số thường gấp Everest từ 6 đến 10 lần), thì nguyên nhân nội tại là sản phẩm Everest có thiết kế không được ưa chuộng, vuông vức bên ngoài và đơn giản ở bên trong. Bên cạnh đó, giá bán của Everest thế hệ đầu (2005-2015) cao (từ 650 triệu đến 780 triệu đồng) chưa thực sự cạnh tranh với đối thủ Toyota Fortuner rẻ hơn (giá 609 triệu đến 729 triệu đồng).
Nâng cấp công nghệ nhưng gặp vận đen lỗi kỹ thuật
Sự cải thiện về doanh số của Ford Everest trở lại từ đầu năm 2016, khi thế hệ thứ 2 ra mắt và chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu Thái Lan. Ford Everest 2016 có giá từ 1,249 - 1,629 tỷ đồng, đắt hơn 460-768 triệu đồng so với thế hệ cũ.
Ford Everest thế hệ thứ 2 đắt hơn nhưng đã ghi nhận thành công hơn thế hệ thứ nhất qua doanh số bán. Đó là nhờ thay đổi thiết kế hoàn toàn từ ngoại thất đến nội thất, nhiều option với công nghệ hiện đại, nhỉnh hơn đối thủ Toyota Fortuner, Mitsubishi Pajero Sport, hơn nữa là hàng nhập khẩu nên tranh thủ chiếm cảm tình của không ít người Việt sẵn tâm lý thích xe nhập.
Đây cũng là thế hệ Ford Everest tạo nên nhiều cuộc tranh luận trên các diễn đàn, hội nhóm chơi xe. Phần lớn đánh giá cao ngoại hình của Everest mới trông nam tính và không còn “ngố” như thế hệ đầu ra mắt từ 2005 đến 2015.
Về mặt công nghệ, Ford Everest 2016 tiên phong trong phân khúc SUV cỡ D phổ thông khi áp dụng những trang bị vốn chỉ có ở dòng SUV cao cấp như 4 chế độ lái, cài cầu và khóa vi sai điện tử, tính năng kiểm soát vào cua, hỗ trợ đỗ xe tự động... Ngoài ra, giải trí trên xe tiếp tục nâng cấp với SYNC2 cùng màn hình cảm ứng 8 inch, âm thanh 10 loa tích hợp.
Trong khi đó, đối thủ Toyota Fortuner cùng thời điểm này dù doanh số đang đu đỉnh nhưng khi so về công nghệ lại khá thua thiệt, thậm chí bị coi là “nghèo nàn” khi thiếu vắng một số tính năng cần thiết với một chiếc SUV lớn như: khởi hành ngang dốc, cân bằng điện tử, cảnh báo điểm mù... Riêng Mitsubishi Pajero Sport 2016 dù được đánh giá cao về công nghệ an toàn không thua kém Ford Everest nhưng thiết kế và marketing chưa thực sự nổi bật để bứt phá hẳn.
Năm 2018, Ford Việt Nam đưa “vũ khí mới” vào cuộc đua với Toyota Fortuner, đó là động cơ tăng áp kép (bi-turbo) và hộp số Select Shift 10 cấp áp dụng trên Everest, Ranger và Ranger Raptor. Được quảng cáo vận hành mạnh mẽ, chạy bốc nhưng vẫn tiết kiệm, giúp doanh số Ford Everest tăng vọt sau một năm. Lần đầu tiên mẫu SUV 7 chỗ của Ford bán trên 2.000 xe sau khi kết thúc năm 2017 và “leo dốc” lên đỉnh 7.852 xe vào năm 2019. Mặc dù vậy, Ford Everest vẫn chưa thể rút ngắn khoảng cách doanh số với đối thủ Toyota Fortuner vẫn duy trì doanh số cao.
Đang tâm thế đua doanh số với niềm tin đuổi kịp Toyota Fortuner thì Ford Everest gặp phải “vết đen” ảnh hưởng nặng nề đến hình ảnh. Đó là sự cố chảy dầu ở cổ hút turbo và mặt cam động cơ bi-turbo 2.0 phát hiện đầu năm 2020, kéo dài hơn 1 năm sau đó, đến nay vẫn còn những tranh cãi. Ngay sau sự cố chảy dầu, tháng 4/2020, hộp số Select Shift 10 cấp bị phát hiện lỗi liên quan đến bánh răng bơm dầu hộp số, khiến Ford Việt Nam phải tiến hành triệu hồi hơn 11.000 xe Everest, Ranger và Ranger Raptor.
Trong vòng 2 năm bị ảnh hưởng bởi lỗi xe, Ford Everest đã sụt 24,8% doanh số bán năm 2020 so với năm đỉnh điểm 2019, và năm 2021 tụt tiếp 7%. Giấc mơ bám kịp đối thủ ngày càng xa dần. Chính vì vậy, tháng 7/2022, hãng xe Mỹ đã công bố thế hệ mới của Ford Everest tại Việt Nam sau 6 năm duy trì thế hệ cũ.
Ford Everest mới có 4 phiên bản, ngoài 3 tùy chọn Titanium một cầu, hai cầu và Sport, xe có thêm bản giá thấp nhất là Ambiente giá 1,099 tỷ đồng. So với thế hệ cũ, giá mới tăng từ 40 đến 52 triệu đồng, đắt nhất là bản Titanium+ 4x4 (giá 1,452 tỷ đồng), vẫn rẻ hơn 7 triệu đồng so với Toyota Fortuner 2.8 4x4 AT Legender nhưng đắt hơn 87 triệu đồng khi đặt cạnh Mitsubishi Pajero Sport Diesel 4×4 AT.
Hãng xe Mỹ đặt kỳ vọng ở Ford Everest trước cuộc đua với Toyota Fortuner. Thế nhưng thách thức phía trước cho mẫu xe du lịch cuối cùng còn tồn tại của Ford tại Việt Nam vẫn rất lớn khi chất lượng của hộp số 10 cấp và động cơ bi-turbo 2.0L sẽ cần thêm thời gian để chứng minh. Bên cạnh đó, khâu dịch vụ chăm sóc khách hàng và nhất là tình trạng "bia kèm lạc" nếu chưa được cải thiện sẽ trở thành điểm yếu cho Ford Everest khi các "đối thủ" mạnh như Toyota Fortuner, Kia Sorento, Hyundai Santa Fe đang dần cải thiện sản lượng cung xe ra thị trường.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
(责任编辑:Cúp C2)