发布时间:2025-01-10 21:23:04 来源:Betway 作者:World Cup
Chiều 24/3,ủtướngPhạmMinhChínhlàmviệcvớiBanThườngvụTỉnhủyTiềgiải cúp liên đoàn anh Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang về tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới; giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.
Cùng dự có Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Tiền Giang.
Tiền Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nên hội tụ các yếu tố của Vùng: là “vựa lúa”, “vựa trái cây” và “vựa tôm - cá” của cả nước cùng với hệ sinh thái phong phú đa dạng, khung cảnh sông nước hiền hòa, người dân thân thiện, mến khách, có truyền thống yêu nước hào hùng và những giá trị văn hóa đặc sắc miền sông nước...
Tiền Giang là địa bàn trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh ĐBSCL với TPHCM và cả nước, có hệ thống giao thông thủy, bộ khá thuận lợi; có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về kinh tế biển, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ và thương mại. Nguồn nhân lực dồi dào, dân số năm 2023 gần 1,8 triệu người, đứng thứ 2 ở vùng ĐBSCL.
Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Tiền Giang đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả tích cực: Sản xuất, kinh doanh phục hồi tích cực trong năm 2023, GRDP của tỉnh tăng 5,72%; Khu vực nông nghiệp tăng khá và cao hơn cùng kỳ; 100% xã được công nhận nông thôn mới, xếp 1/13, kim ngạch xuất khẩu tăng 32%, đứng 2/13 các tỉnh, thành vùng ĐBSCL; các lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân được nâng lên; quốc phòng - an ninh, đối ngoại được tăng cường.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương phát biểu, đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang; giải đáp các đề xuất, kiến nghị và gợi mở các nhiệm vụ, giải pháp để tỉnh phát triển nhanh, bền vững.
Cùng với việc đồng tình giải quyết các kiến nghị của tỉnh, các đại biểu đề nghị tỉnh Tiền Giang tiếp tục tập trung phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng kết nối, khắc phục các hạn chế, khó khăn, thách thức do biến đổi khí hậu, sạt lở, sụt lún và ngập mặn.
Nhất là khẩn trương triển khai tuyến đê biển Gò Công. Đây là tuyến đê rất trọng yếu, việc đầu tư gần 7km tuyến đê giảm sóng xa bờ là rất cần thiết để ngăn chặn tình trạng xói lở bờ biển xảy ra ngày càng nghiêm trọng, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của khoảng 600.000 hộ dân và tài sản của Nhà nước, bảo vệ gần 54.000 ha đất tự nhiên, trong đó có khoảng 43.000 ha đất canh tác của 4 huyện, thị xã ven biển.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao nội dung báo cáo của tỉnh khá toàn diện, đầy đủ và những ý kiến phát biểu thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn của lãnh đạo các bộ, ngành.
Thủ tướng đề nghị Tiền Giang cần bám sát đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, triển khai hiệu quả các quy hoạch, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Phân tích tiềm năng thế mạnh và những tồn tại của tỉnh, Thủ tướng yêu cầu thời gian tới tỉnh cần quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, dựa vào khoa học kỹ thuật, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh; kinh tế xanh, số, tuần hoàn, phát triển thương mại điện tử; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, thế mạnh; chú trọng bảo đảm sự hài hòa, gắn kết giữa phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần;
Tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Tỉnh cần chú trọng phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.
Khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; đồng thời, phải xây dựng hệ thống cơ quan hành chính trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, thống nhất cao, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì nhân dân phục vụ.
Thủ tướng đã chỉ rõ nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới trong đó nhấn mạnh, tỉnh cần khẩn trương ban hành kế hoạch, tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp người dân trong tỉnh, tạo đồng thuận trong triển khai.
Chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng du lịch, bảo đảm kết nối nội tỉnh, giữa các tỉnh trong vùng; đồng thời chú trọng phát triển hạ tầng số, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.
Tập trung xây dựng, phát huy hiệu quả vùng động lực kinh tế của tỉnh. Ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện đồng bộ, hiệu quả không gian phát triển theo mô hình: Một dải, ba tâm, bốn hành lang kinh tế với ba khâu đột phá phát triển. Tập trung phát triển kinh tế biển, nông nghiệp, du lịch theo hướng kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn gắn với tiềm năng, thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh.
Huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển; nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư (đặc biệt vốn FDI và hình thức đối tác công tư PPP). Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung đầu tư các công trình hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng du lịch, dịch vụ.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; Tiếp tục nâng cao thứ hạng các chỉ số phản ánh môi trường đầu tư kinh doanh; Chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh; giữ vững an ninh, quốc phòng; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng và phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh về phát triển kinh tế;
Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; làm tốt công tác thông tin, truyền thông; coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tập trung xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng và đạo tào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Về các kiến nghị của tỉnh Tiền Giang, trên cơ sở các ý kiến của lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Thủ tướng cơ bản nhất trí với việc giải quyết các kiến nghị của tỉnh, trên nguyên tắc đảm bảo đúng các quy định của pháp luật; tạo cơ chế khơi thông, huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển.
Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành để phối hợp, giải quyết theo thẩm quyền các đề xuất, kiến nghị của tỉnh. Đặc biệt liên quan đến vấn đề chống biến đổi khí hậu, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, biến đổi khí hậu khiến ĐBSCL xảy ra tình trạng sụt lún, sạt lở, khô hạn, ngập và mặn.
Do đó, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xây dựng đề án, trình Chính phủ xem xét, phê duyệt để triển khai khắc phục hậu quả biến đổi khí hậu ở ĐBSCL, trong đó có tỉnh Tiền Giang.
Vũ Khuyên(VOV)Link: https://vov.vn/chinh-tri/thu-tuong-pham-minh-chinh-lam-viec-voi-ban-thuong-vu-tinh-uy-tien-giang-post1084626.vov
相关文章
随便看看