Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc phiên họp.
Chiều 15/2,ếmạcPhiênhọpthứcủaỦybanThườngvụQuốchộbdkq laliga tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 20.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết sau 3 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành phiên họp đầu tiên của Năm mới Quý Mão 2023, cũng là phiên đầu tiên thực hiện theo Quy chế hoạt động mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điểm lại kết quả của phiên họp, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh 3 dự án luật gồm: Luật Phòng thủ dân sự, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về cơ bản đủ điều kiện để trình xin ý kiến đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua hai nghị quyết, đó là Nghị quyết hướng dẫn thi hành Nội quy kỳ họp Quốc hội; Nghị quyết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Ban Thư ký thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu đối với dự thảo Nghị quyết về việc thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đây là dự thảo nghị quyết đầu tiên trong lĩnh vực này. Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo là Ban Công tác đại biểu tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định thành lập thêm một thành phố, 2 thị xã, 34 phường, 11 thị trấn; điều chỉnh địa giới một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn 10 tỉnh; đồng thời cho rằng đây là bước rất quan trọng để hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương và cũng thực hiện Nghị quyết Trung ương về vấn đề phát triển đô thị.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Malaysia; thống nhất thông qua Nghị quyết giao danh mục mức vốn cho 129 nhiệm vụ, dự án của chương trình phục hồi phát triển kinh tế-xã hội.
Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân; xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 12/2022 và tháng 1/2023; cho ý kiến về việc tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ hai và Kỳ họp bất thường lần thứ ba của Quốc hội.
Đánh giá cao kết quả đã đạt được tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ mỗi nội dung đều đã được kết luận. Trên cơ sở đó, các cơ quan hữu quan sớm hoàn thiện dự thảo nghị quyết để trình ký ban hành; hoàn thiện dự thảo luật và tiếp tục chuẩn bị tốt cho những công việc tiếp theo.
Trước mắt là chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2022 và triển khai công tác năm 2023; các phiên họp tiếp theo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có nội dung chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và có thể tổ chức phiên chuyên đề pháp luật; Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách…
Trước đó, chiều 15/2, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phát biểu tại phiên họp, các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra phối hợp soạn thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành riêng hai Nghị quyết, gồm Nghị quyết về thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết về việc tặng Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội./.
Theo TTXVN