Gọi điện giả danh,ĐiểmnónganninhmạngViệtNamTingiảlừađảođacấpbiếntướbong da . net dựng website Bộ Công an để lừa đảo
Tại Security Summit 2020, Đại tá Nguyễn Ngọc Cương - Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã chia sẻ nhiều thông tin quan trọng về tình hình an ninh mạng Việt Nam.
Theo Đại tá Nguyễn Ngọc Cương, hoạt động tấn công mạng ở Việt Nam trong năm 2020 ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Tội phạm mạng đã sử dụng nhiều loại mã độc cải tiến, tập trung nhằm vào các cơ quan tổ chức doanh nghiệp.
Đại tá Nguyễn Ngọc Cương - Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an). Ảnh: Trọng Đạt |
Trong năm nay, Bộ Công an đã phát hiện 2.600 cổng thông tin, tên miền “.vn” bị tấn công. Hoạt động giả mạng các cổng thông tin của Nhà nước, Bộ Công an để đánh cắp dữ liệu, lừa đảo tài sản diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan công an. Ngay cả trang web của Bộ Công an cũng bị kẻ xấu giả mạo.
Riêng trong Quý III, An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phát hiện 937 trang web, cổng thông tin điện tử của Việt Nam bị tin tặc tấn công, thay đổi giao diện hoặc chèn tập tin (tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái). Trong đó, có 193 trang web thuộc quản lý của cơ quan nhà nước.
Tình hình an toàn thông tin của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây. Hiện Việt Nam thuộc top 50 thế giới và đứng thứ 11 Châu Á về an toàn, an ninh mạng. Ảnh: Trọng Đạt |
Nhiều trang mạng, blog, fanpage, tài khoản Facebook đã liên tục đăng tải các thông tin, bài viết có nội dung xấu độc, xuyên tạc liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19. Riêng trong Quý III, có hơn 1.902 bài viết, thông tin, video có nội dung xấu độc. Trong đó có các thông tin xuyên tạc về số người nhiễm bệnh, tử vong, từ đó gây hoang mang dư luận.
Theo thống kê của Bộ Công an, trong năm nay đã có 540 vụ lừa đảo tại 56 địa phương. Hoạt động giả danh cơ quan thực thi pháp luật để lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng có xu hướng tăng mạnh.
Đại tá Nguyễn Ngọc Cương cho biết, thủ đoạn chủ yếu của kẻ lừa đảo là giả danh cơ quan thực thi pháp luật bằng cách gọi điện, sau đó yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản để cơ quan công an giám sát.
Thời gian qua đã xuất hiện không ít những cuộc gọi lừa đảo giả danh các cơ quan chức năng. |
Cảnh giác đa cấp biến tướng, hàng giả tràn lan
Đối với loại hình tội phạm trên không gian mạng, Bộ Công an cũng ghi nhận sự xuất hiện của các đường dây mua bán vũ khí, vât liệu nổ, công cụ hỗ trợ, ma tuý, chất gây nghiện, giấy tờ, bằng cấp giả. Ngoài ra, còn có việc truyền bá, phát tán văn hóa phẩm đồi trụy qua phương thức lập hội nhóm kín trên Zalo, Facebook, Twitter,…
Số lượng tội phạm mạng trong lĩnh vực thanh toán điện tử, tài chính, ngân hàng tiếp tục gia tăng. Phương thức chủ yếu của loại tội phạm này là sử dụng lợi ích từ các chương trình tri ân, khuyến mãi để gửi tin nhắn chứa link giả mạo. Ngoài ra, chúng còn dùng SIM rác giả mạo nhân viên ngân hàng, báo lỗi và yêu cầu khách hàng cung cấp mật khẩu, mã OTP,...
Mô hình một Trung tâm Điều hành an ninh mạng (Security Operation Center - SOC). Ảnh: Trọng Đạt |
Lợi dụng tình hình dịch bệnh, nhiều kẻ xấu còn tạo các ứng dụng kêu gọi sự tham gia, giúp đỡ, ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn để lấy cắp thông tin cá nhân vào mục đích rút tiền, chuyển khoản.
Tại Việt Nam cũng đã xuất hiện một số dấu hiệu vi phạm pháp luật về buôn lậu, trốn thuế, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, gian lận hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử.
Qua quá trình rà soát 750.000 gian hàng và gần 3 triệu sản phẩm trên 8 sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Sendo, Tiki, Chodientu, Lazada,…, Bộ Công an đã xử lý, gỡ bỏ gần 8.900 gian hàng cùng khoảng 23.000 sản phẩm vi phạm.
Theo Đại tá Nguyễn Ngọc Cương, hoạt động thanh toán xuyên biên giới chưa được kiểm soát chặt chẽ tại Việt Nam dẫn tới tiềm ẩn nhiều nguy cơ về loại hình tội phạm trốn thuế, rửa tiền.
Vị chuyên gia này cũng lưu ý về sự biến tướng của hoạt động kinh doanh đa cấp qua mạng dưới dạng các mặt hàng thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc hay kêu gọi đầu tư, kinh doanh tiền ảo.
Thách thức an ninh mạng Việt Nam năm 2021
Nhằm xử lý các loại hình tội phạm trên không gian mạng, Bộ Công an đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều chính sách, trong đó có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng, các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an ninh mạng.
Bộ Công an cũng đã khởi tố 131 đối tượng có hành vi sử dụng công nghệ cao để vi phạm pháp luật. Ngoài ra, 469 đối tượng khác bị xử lý vi phạm hành chính.
Sự bùng nổ của các thiết bị thông minh kết nối Internet sẽ kèm theo đó những rủi ro nhất định về vấn đề an ninh mạng. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo Đại tá Nguyễn Ngọc Cương, có nhiều vấn đề về an ninh mạng mà Việt Nam cần phải chủ động ứng phó trong năm 2021. Đáng lưu ý nhất là sự gia tăng của các hoạt động tấn công có chủ đích (APT) nhằm vào dữ liệu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Nguy cơ thứ 2 đến từ những tin giả, thông tin sai sự thật được đăng tải tràn lan trên mạng. Kế đến là các hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, kinh doanh trái phép, trao đổi, chia sẻ công cụ tấn công hệ thống mạng, trộm cắp, mua bán dữ liệu cá nhân, sử dụng trái phép thông tin thẻ tín dụng để thanh toán dịch vụ, mua hàng trực tuyến.
Với sự bùng nổ của các thiết bị thông minh, trí tuệ nhân tạo và ứng dụng mobile, thế giới trong những năm tiếp theo sẽ gắn liền cùng những rủi ro nhất định về vấn đề an ninh mạng. Trong cuộc chiến không hồi kết đó, các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp chỉ có cách phối hợp chặt chẽ với nhau mới có thể tạo ra một không gian mạng an toàn.
Trọng Đạt
Trong bối cảnh Việt Nam thực hiện quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho rằng, nhiệm vụ bảo đảm an ninh mạng phải được coi là nhiệm vụ trọng yếu, then chốt cần được đặc biệt ưu tiên.