TP.HCM đang gấp rút xây dựng Đề án Đô thị thông minh,ộtrìnhđểxâydựngthànhphốthôkqbd nữ úc dự kiến sẽ trình UBND TP duyệt và công bố vào ngày 15/12 sắp tới. Để có cái nhìn tổng quan về những lợi ích của thành phố thông minh, ICTnews xin trích lược tham luận của ông Nguyễn Đăng Sơn, Viện phó Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (IUS) thuộc Tổng hội Xây dựng Việt Nam, được trình bày tại hội thảo “Quản lý xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị TP.HCM” diễn ra cuối tuần trước.
Theo ông Sơn, tính đến năm 2013, trên thế giới có 20 thành phố được chứng nhận đạt chuẩn là thành phố thông minh. Năm 2015 con số này lên tới 30 thành phố, dự kiến đến năm 2025 sẽ có 90 thành phố được công nhận là thành phố thông minh trên toàn cầu.
Theo Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), một thành phố thông minh bền vững ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông để mang lại chất lượng cuộc sống cao hơn cho cộng đồng, tăng cường hiệu suất dịch vụ và phát triển bền vững.
Thành phố thông minh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để kết nối và nâng cao hiệu quả quản trị đô thị, nhằm gia tăng chất lượng cuộc sống cho thị dân. Bên cạnh đó, là thành phố có thể sử dụng dữ liệu để cải thiện mức độ hài lòng của người dân.
Theo Phó viện trưởng IUS, các nhà hoạt động đô thị hiện đang hướng tới việc vận hành các thành phố như một mạng lưới tích hợp chứ không phải là tập hợp các ngành riêng lẻ.
Để giúp các nhà hoạt động chính sách thực hiện tầm nhìn thành phố thông minh, theo ITU các thành phố thông minh bền vững đã đề ra một lộ trình gồm 5 bước.
Đầu tiên, cần thiết lập cơ sở hạ tầng cho thành phố thông minh bền vững: Ứng dụng ICT là bước quan trọng nhất cho mỗi thành phố thông minh bền vững. Ứng dụng ICT là để xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin kết mạng với hệ thống dữ liệu đô thị bao gồm: kinh tế, xã hội, môi trường, cơ sở hạ tầng, không gian và quản lý, trên cơ sở tích hợp và chia sẻ, tìm cách biến các dữ liệu thành các thông tin hữu ích phục vụ quản lý và điều hành, được xem là nền tảng để hình thành các dịch vụ đô thị thông minh.
Tiếp đó cần xác định đầu tư hạ tầng thông minh: Thành phố thông minh bền vững cần đầu tư vào hạ tầng ICT dù mới hay đã lắp đặt. Hạ tầng này có thể chia thành 4 lớp: Lớp cảm biến để thu thập thông tin, lớp giao tiếp (là mạng viễn thông) để truyền thông tin, lớp dữ liệu lấy thông tin từ doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước, và lớp ứng dụng là thông tin cuối truyền đến các thiết bị người dùng.