Càng gần về cuối năm,ựcphẩmđộchạidồndậptấncôngthịtrườngTếlịch thi đấu giải brazil những thông tin về thịt nhiễm chất cấm, chất kích thích, rau củ quả nhiễm chất độc lại dồn dập.
Thịt gà, thịt lợn chứa chất độc
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT) vừa cho biết, chương trình giám sát thực phẩm trong tháng 11 tiếp tục phát hiện nhiều mẫu thịt gà nhiễm kháng sinh và chất cấm vượt ngưỡng cho phép.
Cụ thể, phát hiện 4/54 mẫu thịt gà chứa vi khuẩn Campylobacter spp (loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm); 2/40 mẫu và 4/40 mẫu dương tính lần lượt với 2 chất cấm là Chloramphenicol và Furazolidon (2 loại kháng sinh cấm sử dụng trên chăn nuôi ở Việt Nam); 4/40 mẫu phát hiện thấy kháng sinh Tetracycline vượt giới hạn dư lượng tối đa cho phép. Theo các chuyên gia, Chloramphenicol rất nguy hiểm, có thể gây ung thư máu, loạn tạng máu, viêm dây thần kinh thị giác, gây hư hại tủy xương...
Thịt bẩn, thịt độc bủa vây người tiêu dùng. Ảnh: TP |
Chương trình giám sát ô nhiễm vi sinh vật, thuốc thú y và hóa chất trong thịt gia súc, gia cầm tại các tỉnh miền Bắc (đến tháng 11/2013) cũng cho thấy, xuất hiện chất cấm, kháng sinh vượt dư lượng cho phép trên thịt.
Thanh tra Bộ NN&PTNT đang phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường-C49 (Bộ Công an), xác minh thông tin liên quan đến một số cơ sở chăn nuôi sử dụng chất cấm thuộc nhóm Beta agonist. Đây là nhóm chất kích thích tăng trọng “bung đùi, nở mông” bị cấm trong chăn nuôi.
Rau, củ, quả nhiễm thuốc trừ sâu
Trong 1 tháng qua, cơ quan chức năng đã lấy 96 mẫu bao gồm các loại rau, củ, quả nhập khẩu để kiểm tra an toàn thực phẩm. Kết quả kiểm tra cho thấy, có 8 mẫu chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Cụ thể, các mẫu nhiễm gồm 1 mẫu củ cải trắng, 5 mẫu quýt và 2 mẫu cà rốt.
Ảnh: PNTP |
Như vậy, tỷ lệ số mẫu nhiễm thuốc trừ sâu vượt giới hạn tối đa cho phép ở các loại rau, củ, quả nhập khẩu tương đối lớn, chiếm đến 8,3% số mẫu.
Trước tình hình này, Bộ NN-PTNT yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc tăng cường kiểm tra, đảm bảo an toàn thực phâm nông lâm thuỷ sản trong dịp Tết dương lịch và Tết nguyên đán sắp tới. Theo đó, việc kiểm soát tập trung ở các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, hoa quả tươi tại các cơ sở giết mổ, chợ đầu mối hoa quả, cửa khẩu.
Thạch dừa dai như cao su
Một số khách hàng mua sản phẩm thạch dừa Thanh Bình do Cơ sở Thanh Bình ở Bến Tre sản xuất và phân phối tại siêu thị Ocean Mart Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) loại có giá 7.400 đồng/gói/500g phản ánh sản phẩm vẫn còn thời hạn sử dụng nhưng ăn rất dai, nhai lâu tạo thành bã, thậm chí khi đốt có mùi khét như ni lông. Nghi ngờ sản phẩm này là hàng giả, khách hàng đã phản ánh đến siêu thị và cơ quan chức năng.
Thạch dừa Thanh Bình bị khách hàng phản ánh là dai như cao su. Ảnh: VietQ |
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vào cuộc yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội và tỉnh Bến Tre khẩn trương xác minh thông tin và báo cáo. Các cơ quan này phải tổ chức triển khai xác minh thông tin, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chất lượng an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, lấy mẫu sản phẩm nghi ngờ để kiểm nghiệm nhằm phát hiện sớm và xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có), đồng thời công khai thông tin trên các phương tiện đại chúng theo quy định.
Rượu độc tràn lan, gây chết người
Từ ngày 2 đến 7/12, cơ quan chức năng đã phát hiện trên địa bàn 2 TP Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra 5 vụ ngộ độc rượu, làm 15 người phải nhập viện, trong đó có 6 người đã tử vong.
Sau khi khám nghiệm cơ quan chức năng xác định, tất cả các nạn nhân đều sử dụng cùng một loại rượu đóng trong chai nhựa (loại 2 lít màu trắng) trên nhãn ghi Rượu nếp 29 Hà Nội.
Các cơ quan chức năng kiểm tra tổng đại lý phân phối rượu nếp 29 Hà Nội sau khi xảy ra các vụ ngộ độc liên tiếp làm 6 người tử vong. Ảnh: TN |
Kết quả kiểm định các mẫu rượu thu được từ các vụ ngộ độc trên cho thấy hàm lượng methanol và ethanol trong rượu chiếm từ 80-98%, vượt từ 1.600 đến 1.900 lần tiêu chuẩn cho phép (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7044:2009). Đây là một loại cồn công nghiệp có độc tính cao, cấm sử dụng trong ăn uống.
Ngày 8/12 Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đã có thông báo khẩn thu hồi các sản phẩm trên toàn quốc: Rượu nếp 29 Hà Nội, chai thủy tinh 750 ml; Vodka rượu nếp, chai thủy tinh 700 ml; Vang nổ đỏ, chai thủy tinh 750 ml.
Chiều 9/12, UBND TP.Hà Nội đã chính thức yêu cầu tạm ngưng hoạt động của Công ty 29 Hà Nội và tạm thu, không cho phép mua, bán sản phẩm “Rượu nếp 29 Hà Nội”.
Theo cơ quan chức năng công ty này sản xuất 6 loại rượu, trong đó một loại có giấy chứng nhận tiêu chuẩn nhưng đã hết hiệu lực từ 7.4.2013. Cơ quan chức năng phát hiện 4 loại rượu khác của công ty có nhãn ghi không phù hợp với nhãn công bố; công ty cũng không thực hiện việc kiểm nghiệm mẫu định kỳ theo quy định. Điều này nghĩa là chưa được phép của cơ quan quản lý mà đã sản xuất và đưa ra thị trường bán tràn lan.
Cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân không mua, sử dụng loại rượu có nhãn ghi Rượu nếp 29 Hà Nội, không sử dụng các loại rượu, bia nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng. Với những trường hợp uống rượu, bia có biểu hiện đau nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt hoặc các biểu hiện bất thường khác, phải đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
M.T(tổng hợp)