当前位置:首页 > Cúp C1

Dấu vết “lạ” và nghi vấn sự xuất hiện của người ngoài hành tinh_kèo bóng châu âu

 - Nhiều nhà khoa học quốc tế nghi ngờ ánh sáng lạ xuất phát từ một ngôi sao xa xôi trong dải Ngân hà có thể là bằng chứng về sự tồn tại của người ngoài hành tinh.

Người ngoài hành tinh có thể tiêu diệt nhân loại bằng mã độc
Những dự báo đáng sợ về thế giới năm 2018
Cựu quan chức Lầu Năm góc tiết lộ sốc về đĩa bay

bi an nguoi ngoai hanh tinh

Thelạkèo bóng châu âuo trang USA Today, vào năm 2009 kính thiên văn vũ trụ Kepler của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện ngôi sao KIC 8462852 nằm giữa chòm sao Cygnus và Lyre thuộc dải Ngân hà, cách Trái đất khoảng 1.480 năm ánh sáng. Kính thiên văn Kepler đo ánh sáng của các ngôi sao và tìm kiếm những khoảng tối cho thấy có hành tinh quay xung quanh những ngôi sao đó. Vài năm trước, nhóm nghiên cứu Planet Hunters (Thợ săn sao) chuyên phân tích dữ liệu từ Kepler xác định KIC 8462852 là ngôi sao “thú vị”.

Thông thường một hành tinh chỉ có thể che khoảng 1% ánh sáng phát đi từ ngôi sao chủ. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu Planet Hunters phát hiện có thời điểm ánh sáng từ sao KIC 8462852 giảm đi tới 15-22%, những con số gây sốc.

Điều lạ hơn là trong số 150.000 ngôi sao kính thiên văn Kepler quan sát được chỉ có ở KIC 8462852 xảy ra hiện tượng kỳ lạ này. Đây là bằng chứng cho thấy có một khối lượng vật chất khổng lồ quay xung quanh KIC 8462852.

Tạp chí Atlantic dẫn lời nhà thiên văn học Jason Wright thuộc ĐH Penn State cho rằng chu kỳ ánh sáng kỳ lạ cho thấy có thể người ngoài hành tinh đã xây dựng những cấu trúc khổng lồ xung quanh KIC 8462852 để thu thập năng lượng từ ngôi sao này.

“Người ngoài hành tinh luôn là giải thuyết cuối cùng, nhưng đây là những gì bạn nghĩ một nền văn minh ngoài hành tinh có thể xây dựng nên” - chuyên gia Wright nhấn mạnh. Planet Hunters đã lên kế hoạch hợp tác với Tổ chức Săn tìm trí tuệ ngoài trái đất (SETI) thuộc ĐH California, Berkeley (Mỹ) để nghiên cứu ngôi sao KIC 8462852.

Nhà khoa học Tabetha Boyajian của Planet Hunters cho biết bụi và hạt vũ trụ luôn xoay quanh những ngôi sao trẻ. Nhưng KIC 8462852 là một ngôi sao già. Các chuyên gia đưa ra hàng loạt giả thuyết để giải mã bí ẩn này. Một giả thuyết được đánh giá là hợp lý là một ngôi sao khác di chuyển ngang qua KIC 8462852, kéo theo một số lượng lớn sao chổi. Đó có thể là lý do khiến ánh sáng của KIC 8462852 bị che lấp. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu Planet Hunters cho biết hầu hết mọi giả thuyết đều không phù hợp với dữ liệu họ có trong tay.

Mới đây SETI nhận được số tiền quyên góp lớn từ tỉ phú Nga Yuri Milner. SETI sẽ dùng số tiền này để nâng cấp các kính thiên văn radio ở Tây Virginia (Mỹ) và Úc. Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, các nhà khoa học sẽ bắt đầu quan sát kỹ KIC 8462852 để tìm dấu vết người ngoài Trái đất.

Dải ngân hà là gì?

Dải ngân hà là gì?

Dải ngân hà, hay còn gọi là Thiên Hà, là thiên hà chứa Hệ mặt trời của chúng ta. Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng mờ kéo dài.

分享到: