Bị Mỹ cấm vận,ơnácmộngcủaHuaweiđangngàycàngtrởnêntồitệheerenveen – ajax Huawei phải nhờ sự trợ giúp từ chính các “đối thủ”
Ngày 13/5 vừa qua, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gia hạn lệnh cấm đối với Huawei thêm một năm, kéo dài đến tháng 5/2021, cấm các công ty Mỹ thực hiện giao dịch, mua bán sản phẩm với Huawei.
Trong lệnh cấm mới này, chính phủ Mỹ cũng đã cấm các hãng sản xuất chip và chất bán dẫn bên ngoài Trung Quốc đại lục (nhưng đang sử dụng phần mềm và công nghệ của Mỹ) bán sản phẩm hoặc hợp tác với Huawei, ngoại trừ trường hợp được chính phủ Mỹ cấp phép. Điều này sẽ ngăn chặn việc TSMC, công ty của Đài Loan, tiếp tục sản xuất chip theo đơn đặt hàng của Huawei.
Huawei đang tích cực tìm đối tác sản xuất chip cho mình, nhưng đây không phải là điều dễ dàng gì |
Cũng như Apple hay Qualcomm, Huawei có thể tự thiết kế chip di động cho riêng mình, nhưng không thể tự sản xuất mà phải nhờ một đối tác ở bên ngoài, trong đó TSMC là đơn vị đang sản xuất chip cho Huawei. Do vậy, lệnh cấm mới của chính phủ Mỹ có thể khiến Huawei gặp không ít khó khăn trên thị trường di động khi không còn nguồn cung chip từ TSMC.
Trong bối cảnh khó khăn này, Huawei đã phải tìm giải pháp để thay thế, bao gồm cả việc phải nhờ đến những hãng được xem là “đối thủ” của Huawei.
Theo một nguồn tin giấu tên và thân cận với vụ việc, ban lãnh đạo của Huawei đã đề nghị Samsung Electronics và SK Hynix, hai hãng sản xuất chip và bán dẫn lớn nhất Hàn Quốc, trở thành nhà sản xuất chip theo đơn đặt hàng cho Huawei, thay thế cho TSMC. Ngoài ra, Huawei cũng được cho là đang đàm phán với MediaTek, hãng sản xuất chip của Đài Loan, để sản xuất chip số lượng lớn cho Huawei.
Trong trường hợp không thể tìm được những đối tác lớn để sản xuất chip theo số lượng lớn cho mình, Huawei sẽ phải nhờ đến sự trợ giúp của các nhà sản xuất chip nhỏ hơn và chia nhỏ đơn đặt hàng ra cho những đối tác này.
Trên thực tế, chính phủ Mỹ vẫn cho phép Huawei thêm 120 ngày (từ ngày 15/5) để tiếp tục đặt mua chip từ các đối tác. Hiện tại Huawei đang tích cực thu gom để xây dựng kho dự trữ chip nhằm đề phòng trường hợp chưa tìm ra được giải pháp thay thế khi lệnh cấm chính thức có hiệu lực.
“Cơn ác mộng” của Huawei tiếp tục kéo dài
Sau lệnh cấm được ban hành với Huawei vào tháng 5/2019, chính phủ Mỹ cũng đã cảnh báo và kêu gọi các quốc gia đồng minh không sử dụng thiết bị mạng của Huawei, cũng như không để Huawei triển khai hạ tầng mạng tại quốc gia của mình.
Bất chấp những lời cảnh báo này, nhiều quốc gia đồng minh với Mỹ, trong đó có Anh, vẫn hợp tác với Huawei để triển khai mạng 5G tại quốc gia này.
Sau nhiều cuộc tranh luận, hồi tháng 1 vừa qua, chính phủ Anh cho biết sẽ hợp tác với Huawei để triển khai mạng 5G tại quốc gia của mình, nhưng chỉ giới hạn ở mức 35% cơ sở hạ tầng mạng và không phải là những hạ tầng cốt lõi.
Đây được xem là một tín hiệu tốt lành với Huawei, khi Anh là quốc gia thân cận nhất với Mỹ, nhưng vẫn sẵn sàng hợp tác với Huawei bất chấp những lời cảnh báo từ phía chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên, mọi chuyện có thể sẽ thay đổi, khi chính phủ Anh nhiều khả năng sẽ xem xét lại quyết định hợp tác với Huawei và loại bỏ thiết bị của Huawei sau 3 năm nữa hoặc ít nhất là không chi thêm tiền để mua thiết bị từ Huawei.
Nguyên do của quyết định này được cho là áp lực từ phía chính phủ Mỹ và thậm chí ngay từ những chính trị gia tại Anh, khi nhiều người bày tỏ sự lo ngại vì sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei. Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng đã yêu cầu các quan chức vạch ra kế hoạch giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các thiết bị công nghệ và viễn thông.
Một nguyên do khác khiến chính phủ Anh cân nhắc ngừng hợp tác với Huawei là vì vấn đề bảo mật, vì Anh lo ngại rằng nếu Huawei không được phép sử dụng các công nghệ của Mỹ trên sản phẩm của mình, mức độ bảo mật trên các thiết bị của Huawei sẽ bị giảm sút, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị tin tặc tấn công.
Nếu thực sự chính phủ Anh ngừng hợp tác với Huawei, đây có thể xem là “cơn ác mộng” cho hãng công nghệ Trung Quốc, cho thấy các sản phẩm của Huawei tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, khiến Huawei khó có thể dành được hợp đồng triển khai mạng 5G tại các quốc gia khác và giảm khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường viễn thông và thiết bị mạng.
Lệnh trừng phạt của chính phủ Mỹ đang tác động mạnh mẽ lên Huawei. Nếu không sớm đạt được thỏa thuận với chính phủ Mỹ, hãng chắc chắn sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt với những thị trường bên ngoài Trung Quốc.
Theo Dantri/SCMP/Forbes
Tờ Telegraph đưa tin Thủ tướng Anh Boris Johnson muốn giảm vai trò của Huawei trong xây dựng mạng 5G tại nước này.