Sự kiên cường của cậu bé Jay Crouch,ệnđờicổtíchcủacậubétuổighépbộphậntạngcùnglúkết quả bong da net 7 tuổi ở Leicestershire - bệnh nhân nhỏ tuổi duy nhất tại Anh trong vòng 20 năm qua được cấy ghép cùng lúc 2 quả thận, 1 lá gan, ruột non và tuyến tụy. Ca phẫu thuật của Crouch dài tới 10 tiếng đồng hồ và toàn bộ tạng ghép là từ một người hiến tặng. Trước khi được ghép tạng, Crouch bị mắc chứng bệnh thiếu máu, ruột non bị hẹp và suy thận mãn tính, do đó cậu bé luôn phải sống trong tình trạng ăn qua ống thông. Mẹ của Crouch, cô Katie Freestone, cho hay, khi sinh ra, Crouch là một đứa trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng đến khi được 6 tháng tuổi, bộ phận ruột non trong cơ thể Crouch trở nên vặn xoắn, gây tổn thương nghiêm trọng tới các bộ phận tạng chính. Sức khỏe của Crouch cứ ngày càng suy yếu và cậu bé không thể tự nếm, nuốt bất kỳ loại thức ăn nào mà các chất dinh dưỡng buộc phải đi qua đường ống thông. | Cậu bé Jay Crouch 7 tuổi được ghép 2 quả thận, 1 lá gan, ruột non và tuyến tụy |
Người hiến tạng cho Crouch cũng bằng tuổi của cậu bé. “Cảm xúc đầu tiên khi tôi nhận được cuộc điện thoại báo con mình đã có tạng để ghép là một nỗi buồn sâu thẳm, bởi điều đó có nghĩa một gia đình nào đó đã mất đi người thân yêu của họ. Cháu bé hiến tạng cũng bằng tuổi con tôi. Tôi thực sự không biết bày tỏ sự cám ơn sâu sắc đến nhường nào của chúng tôi tới họ. Lời nói cảm ơn thực sự không thể đủ đầy được. Họ đã cứu sống con trai của chúng tôi” – cô Freestone nghẹn ngào nói. Ca phẫu thuật của Crouch được thực hiện tại BV Nhi Birmingham, Anh. Các bác sĩ loại bỏ gan của Crouch, đồng thời tách thận, ruột non, gan và tuyến tụy ra khỏi cơ thể người hiến tặng. Toàn bộ bộ phận hiến tạng được nối với động mạch chủ nằm trong ổ bụng cơ thể Crouch – là động mạch lớn nhất của cơ thể, trong khi máu được chảy vào tim thông qua các tĩnh mạch được tách ra từ lá gan cũ của Crouch. Sau đó, ruột non của người hiến tặng được gắn vào ruột của Crouch. Sau ca phẫu thuật, Crouch có tới 4 quả thận và 2 tuyến tụy. | Jay Crouch khỏe mạnh sau ca ghép đa tạng |
Bác sĩ Khalid Sharif – bác sĩ tham gia ca phẫu thuật trên cho biết: “Có 2 kết nối từ các điểm mạch máu, đó là một động mạch đưa máu tới 5 bộ phận tạng được ghép và 1 tĩnh mạch rút máu ra khỏi đó. Có 2 điểm để bắt vào bộ phận ruột non và cũng có 2 điểm để nối dòng nước chảy ra từ bộ phận thận mới tới bàng quang. Cách xử lý này giúp tất cả các cơ quan ghép và cơ quan sẵn có liên kết với nhau”. Sự thần kỳ đã xảy ra. Chỉ sau 4 tuần phẫu thuật, Crouch đã có thể biết được mùi vị thức ăn và tự ăn uống được, bình phục sức khỏe một cách nhanh chóng. Mẹ của Crouch, cô Freestone: “Thực sự là một điều không thể tưởng tượng nổi. Chúng tôi không kỳ vọng là mọi việc tiến triển tốt và nhanh đến vậy. Chúng tôi lạc quan nghĩ rằng phải mất ít nhất vài tháng, cậu bé của chúng tôi mới có thể hồi phục lại sức khỏe một cách từ từ. Vậy mà, chỉ sau 4 tuần, Crouch đã rất khá. Cậu bé đúng là một siêu nhân nhí”. Các bác sĩ phẫu thuật cho Crouch cũng đồng ý rằng đó là một câu chuyện cổ tích có thật. Chàng trai khuyết tật đi bộ gần 300 ngày đến Hà Nội hiến tạngChàng trai khuyết tật bán vé số đi bộ xuyên Việt qua quãng đường hơn 2.000km trong gần 10 tháng để đăng ký hiến tạng. |