GS.TS Trần Đức Viên,ửlýviệcTrườngĐHTônĐứcThắngphảicólýcótìnhcótráchnhiệnhận định bóng đá brazil Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam: "Phải xử lý có lý, có tình, có trách nhiệm để không làm đổ vỡ một mô hình tốt về tự chủ đại học"
Trường ĐH Tôn Đức Thắng là một mô hình tự chủ tốt. Hiện tại, có lẽ chưa có trường đại học công lập nào ở Việt Nam không lấy một đồng tiền thuế nào của dân mà có thể tiên phong tự chủ và đã làm được các thành tựu đáng ngưỡng mộ như thế.
Xử lý "câu chuyện" phức tạp này như thế nào là một câu hỏi không dễ trả lời. Sau ngày 1/7, ngày Luật Giáo dục Đại học sửa đổi (Luật số 34) có hiệu lực pháp lý, Tổng LĐLĐ Việt Nam không được can thiệp vào việc của nhà trường; mọi việc đều sẽ do Hội đồng trường (HĐT) quyết định. Nhưng hiện tại chưa đến ngày 1/7 nên Tổng LĐLĐ Việt Nam vẫn có quyền can thiệp.
GS.TS Trần Đức Viên |
Thiển nghĩ, cả cơ quan chủ quản (Tổng LĐLĐ Việt Nam) và cơ quan quản lý ngành (Bộ GD-ĐT) cần xử lý việc này một cách hết sức thận trọng, thiện chí, với tinh thần trách nhiệm cao nhất để không làm đổ vỡ một mô hình tốt về tự chủ đại học.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng cần hết sức thiện chí và hợp tác để cùng với Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ GD-DT xử lý vụ việc thấu tình đạt lý. Ai cũng biết, một trong những "đặc tính" quan trọng của người trí thức thực sự đó là sự khiêm nhường và cầu thị.
Mô hình tự chủ của Trường ĐH Tôn Đức Thắng sụp đổ là điều rất đáng tiếc. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ không đáng có ấy? Ai sẽ gánh gánh nợ mà Trường ĐH Tôn Đức Thắng đang phải vay để đầu tư? Chẳng lẽ phần thiệt thòi luôn thuộc về người học và gia đình họ?
Để mô hình tự chủ của Trường ĐH Tôn Đức Thắng tiếp tục tồn tại và phát triển, thiết nghĩ, nhà trường vẫn cần đến sự ‘góp mặt’ của đương kim hiệu trưởng trong đội ngũ các cán bộ quản lý, quản trị, ví dụ như anh ấy có thể làm Chủ tịch Hội đồng trường chẳng hạn.
Không có nguyên tắc nào là không có ngoại lệ, chuyện tương tự cũng đã xảy ra tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Năm 2015, Hiệu trưởng nhà trường lúc bấy giờ đã trên 61 tuổi, quá tuổi quản lý theo luật định, nhưng lo cho công cuộc tự chủ của nhà trường vừa mới bắt đầu có thể gặp trục trặc khi hiệu trưởng mới còn chưa đủ kinh nghiệm, Bộ trưởng Bộ chủ quản đã đề nghị Thủ tướng cho phép hiệu trưởng (cũ) chuyển sang làm Chủ tịch HĐT. Đề nghị ấy đã được Thủ tướng thông báo đồng ý (bằng văn bản) gần như ngay lập tức!
Bây giờ, sau ngày 1/7, những việc như thế do HĐT quyết định cả, thuận lợi hơn 4 năm trước rất nhiều. Cũng nên thừa nhận một thực tế: những người có năng lực thường là những người có cá tính. Người sử dụng nên biết chấp nhận, cảm thông với cá tính của họ, biết ‘gạn đục khơi trong’ vì sự nghiệp chung.
Tuy nhiên, muốn nói gì thì nói, việc bầu chọn và bổ nhiệm nhân sự vẫn phải chấp hành theo tinh thần của Nghị quyết TW 6-NQ/TW, Nghị quyết TW 19-NQ/TW và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (Luật số 34) và Quyết định 105 của Ban chấp hành TW về công tác cán bộ.
Cụ thể, Khoản 3, Điều 16, Luật số 34 qui định rõ thẩm quyền quyết định nhân sự của trường đại học. Với quy định này, thành viên HĐT được chia thành 3 nhóm: (i) Thứ nhất, nhóm thành viên đương nhiên không do bất kỳ cơ quan nào chỉ định, gồm có bí thư cấp ủy, hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn và đại diện ban chấp hành đoàn trường (là người học); (ii) Thứ hai, nhóm thành viên trong trường được tập thể giảng viên, viên chức và người lao động bầu; và (iii) Thứ ba, nhóm thành viên ngoài trường. Trong nhóm này, có thành viên là đại diện cơ quan quản lý do cơ quan quản lý cử; còn lại phải do tập thể người lao động, giảng viên, viên chức cơ sở giáo dục bầu.
Một điều cần lưu ý là đối với các thành viên đương nhiên của HĐT, cơ quan quản lý không có quyền chỉ định hay ‘quy hoạch’ mà phải bầu chọn theo qui định của pháp luật.
Nếu có quy hoạch, thì quy hoạch đó phải tuân thủ đề án vị trí việc làm và đề án nhân sự mà cơ sở giáo dục đã trình cho cơ quan có thẩm quyền thông qua.
Đối với các thành viên do tập thể giảng viên, viên chức người lao động bầu thì cơ quan quản lý càng không thể chỉ định, cử, hoặc “quy hoạch” vì nếu làm như vậy, quyền của tập thể giảng viên, viên chức và người lao động của cơ sở giáo dục bị xâm phạm.
Còn với Điều 16, HĐT đại học công lập tự chủ có thẩm quyền quyết định hiệu trưởng nhà trường theo thủ tục quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường và trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận. Nghĩa là, hiệu trưởng trường đại học do HĐT thực hiện quy trình bầu theo Quy chế tổ chức và hoạt động mang tính nội bộ của cơ sở giáo dục.
Cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận kết quả bầu các chức danh Chủ tịch HĐT và hiệu trưởng do HĐT bầu mà thôi.
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT: "Cần xem xét lại một cách nghiêm túc vai trò của bộ ngành chủ quản"
TS Hoàng Ngọc Vinh |
Để giải phóng tiềm năng cho trường đại học, trước hết cần gỡ bỏ các khâu quản lý trung gian với nhà trường.
Do cơ chế chưa hoàn thiện nên có nhiều thủ tục trước đây vẫn duy trì kiểu như thời bao cấp và vì thế, người ta vẫn đeo bám hình bóng của cơ quan chủ quản.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng là đại học công, khi tự chủ thì tài chính dư ra trong quá trình hoạt động sẽ thuộc sở hữu công, không thuộc sở hữu của riêng trường. Khi sử dụng tài sản công, trường sẽ phải có trách nhiệm giải trình trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà không phải giải trình trước tổ chức chính trị xã hội về hoạt động giáo dục.
Chấm dứt can thiệp vào hoạt động tự chủ của các trường là việc làm cần thiết để thực hiện Luật Giáo dục Đại học sửa đổi và Nghị quyết 19, Hội nghị TƯ 6 khoá 12 về việc thu gọn đầu mối quản lý, tinh giản biên chế.
Mô hình bộ ngành chủ quản chỉ nên tồn tại thời kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp.
Có thêm bộ ngành chủ quản thực chất chỉ thêm một tầng nấc trung gian với không ít những thủ tục hành chính, khiến chi phí giao dịch gia tăng, mất thời gian và hiệu quả thấp lại không mang nhiều giá trị gia tăng cho người học. Trừ những trường công lập thuần tuý (nghĩa là không sử dụng tài chính qua nguồn thu học phí của người học, ngân sách Nhà nước lo 100%) thì cần có cơ quan chủ quản để quản lý và kiểm soát.
Việc bỏ bộ chủ quản đã được đưa vào Nghị quyết 25/2005/NQ-CP về Đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục đại học giai đoạn 2006-2020 nhưng hầu như chưa thực hiện.
Ở đây cần chỉ thẳng ra vấn đề bộ ngành đều muốn quản lý các trường như trước vì nhiều động cơ khác nhau, và cũng có một số trường nào đó vẫn e ngại không dám tách rời khỏi “bầu sữa” ngân sách. Không ai muốn tự giác từ bỏ những cơ chế do mình sinh ra và có thể trục lợi từ cơ chế ấy qua các thủ tục.
Nghị định Hướng dẫn Luật Giáo dục Đại học mới phải có quy định khi sử dùng tài sản công buộc phải chịu sự kiểm toán Nhà nước để đối chiếu việc tự chủ có vi phạm các quy định trong luật hiện hành hay không.
Bộ ngành không nên kiểm soát, kiểm tra mà chỉ nên yêu cầu trường giải trình trách nhiệm và thực hiện cam kết. Còn nhà trường chịu kiểm toán Nhà nước và kiểm định theo quy định.
TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam: "Nếu đã đồng ý để trường tự chủ, cơ quan chủ quản phải hy sinh quyền lợi của mình"
Muốn tự chủ đại học phải chấp nhận bỏ thói quen truyền thống, mà vấn đề đầu tiên là bộ chủ quản và cơ chế bộ chủ quản.
TS Lê Viết Khuyến (Ảnh: Nguyễn Thảo) |
Cơ chế bộ chủ quản là cơ chế tập quyền, không có hội đồng, chỉ có cấp trên – cấp dưới.
Từ trước đến nay cơ chế tập quyền này áp dụng với đa số các trường. Các trường theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên để triển khai hoạt động. Không có khái niệm trao tự chủ cho trường mà chỉ là phân bổ quyền lực cho cấp dưới.
Cơ chế thứ hai mà chúng ta đang hướng đến là định chế hội đồng: Không có cơ quan chủ quản mà mà quyền lực được trao cho một tập thể lãnh đạo chứ cũng không tập trung về hiệu trưởng. Hội đồng định ra đường hướng hoạt động của trường và bổ nhiệm hiệu trưởng.
HĐT phải là cơ quan quyền lực cao nhất, hoạt động theo nguyên tắc bỏ phiếu ra nghị quyết chứ không phải tự hiệu trưởng quyết định. Như vậy mới là một trường tự chủ cao.
Nếu Chính phủ, Nhà nước đã chọn đi theo hướng tự chủ thì phải chọn HĐT và xóa bỏ bộ chủ quản. HĐT là cơ quan quyền lực nhất và phải xóa bộ chủ quản chứ không thể tồn tại cả hai.
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ, Nghị quyết 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ, Nghị quyết 19/NQ-TW ngày 25/10/2017 của TW đều khẳng định giáo dục đại học phải chuyển sang cơ chế tự chủ.
Để triển khai, trong đó có Trường ĐH Tôn Đức Thắng cùng hơn 20 trường khác và sẽ còn nhiều trường hơn nữa, những điều kiện ràng buộc cũng phải xóa đi chứ không thể tồn tại tư duy cũ.
Nếu bắt bẻ Trường ĐH Tôn Đức Thắng hay trường nào đó và cứ lấy văn bản cũ áp dụng là sai chứ không phải nói trường làm sai.
Muốn đánh giá đúng – sai phải đánh giá bằng đề án mới của nhà trường mà Chính phủ phê duyệt, trong đó có những cái khác với cơ chế hiện hành.
Hiện nay có rất nhiều bộ, ngành nơm nớp lo “mất con”. Nếu đã lo như vậy, tại sao còn đồng ý cho trường tự chủ? Còn nếu đã đồng ý, bộ, ngành phải hy sinh quyền lợi của mình.
Nếu không tháo gỡ những rào cản đó, sẽ không chỉ Trường ĐH Tôn Đức Thắng mà tất cả các trường khác đều sẽ vướng chuyện này.
Ngân Anh – Lê Huyền – Thúy Nga (ghi)
Những bất đồng giữa trường và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xảy ra khi nhà trường triển khai các công việc để áp dụng đúng Luật Giáo dục Đại học sửa đổi.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)